Thứ 2, 05/08/2024, 01:22[GMT+7]

Người thương binh gắn đời mình với các giống cây quý

Thứ 3, 13/03/2012 | 16:12:02
1,429 lượt xem
Giữa lúc nghề mây gay cấn, bế tắc, cần tháo gỡ nhất thì ngày 1/9/2005, theo Quyết định của Sở Kế hoạch và Đầu tư “Công ty Cổ phần sản xuất và phát triển mây song Dũng Tấn được thành lập, giám đốc là anh Phạm Ngọc Dũng. Xin được nói thêm mấy nét về người giám đốc tuổi Đinh Dậu đầy nghị lực, dám nghĩ dám làm này.

Phương pháp trồng hỗn giao mây nếp và ngô ngọt.

Làng Dưỡng Thông xã Thượng Hiền (Kiến Xương) còn gọi là làng Mây. Nghề mây từ Hà Đông về đất này đã gần 150 năm nay. Tuy gọi là “nghề phụ” nhưng nhiều khi mây trở thành nguồn thu nhập chính cho mỗi gia đình. Từ trẻ em 6-7 tuổi đến các cụ già đều có thể làm ra sản phẩm để góp tiền phục vụ kháng chiến, góp phần xây dựng cửa và nuôi con ăn học. Dưỡng Thông nổi tiếng là đất hiếu học, nhiều người đỗ đạt cao (hành thiện đa quan/ Dưỡng Thông hiếu học) có phần không nhỏ công sức của những chét mây mềm như nắm lúa.

 

Nhưng – mọi việc đều phát sinh từ chữ “nhưng” – nguồn nguyên liệu từ cây mây cạn kiệt dần. Lúc đầu, người thợ làng chỉ đan những cái khay, cái giỏi, cái làn hoặn mấy loại hàng hoa bán chợ và xuất khẩu. Vài chục năm gần đây, nghề thủ công được “cơ giới hoá” và từng bước được “công nghiệp hoá”. Hàng  trăm máy chẻ và máy chuốt sợi “xơi” mỗi ngày từ 1 tấn đến 10 tấn, thậm chí tới 40 tấn mây cây. Sợi mây để đan những mặt hàng hoa dâu, thảm mây dệt khít, bề rộng trên 1 mét, dài 15-20m. Giá mây nguyên liệu tăng theo cấp số nhân, đã có thời điểm một cân mây ướt giá tiền bằng 1 cân sắt 6. Làng sinh ra những “đội buôn mây cây” trẻ khoẻ đi từ Thái Nguyên, Yên Bái tới Quảng Nam, Quảng Ngãi tranh nhau cắt về. Việc khai thác mây tràn lan, bừa bãi làm cho cây mây có nguy cơ tuyệt chủng.

 

Giữa lúc nghề mây gay cấn, bế tắc, cần tháo gỡ nhất thì ngày 1/9/2005, theo Quyết định của Sở Kế hoạch và Đầu tư “Công ty Cổ phần sản xuất và phát triển mây song Dũng Tấn được thành lập, giám đốc là anh Phạm Ngọc Dũng. Xin được nói thêm mấy nét về người giám đốc tuổi Đinh Dậu đầy nghị lực, giám nghĩ giám làm này. Dũng sinh ra ở làng mây, trong một gia đình ươm mây giống. Từ năm 1960, bố mẹ Dũng đã ươm mây con bán thường niên ở các chợ địa phương. Ngay từ nhỏ, Dũng đã vừa chăm sóc mây giống, đan mây vừa đi học. Đang học cấp 3, Dũng xung phong đi bộ đội, trong đoàn quân giúp nước bạn Campuchia thoát khỏi hoạ diệt chủng. Năm 1982, Dũng ra quân, thương tật ¾ với 2 Huân chương chiến công, một Huy chương Hữu nghị AngCo. Về quê, thấy bà con đan mặt mây rất vất vả, cặm cụi cả ngày chỉ được vài tấc vuông với thu nhập vài chục ngàn đồng. Dũng bèn đóng cửa cặm cụi vẽ, đục và đã chế ra được cái máy dệt mây nống trám nhiều màu, năng suất bằng 300 người làm! Dũng sướng quá, reo hò ầm ĩ và chính quyền xã cùng bao người thợ cũng xiết chặt tay Dũng chúc mừng. Sáng chế này của Dũng được Làng nghề ghi nhận để 20 năm sau anh được Hiệp hội Làng nghề Việt Namon> cấp chứng nhận “Nghệ nhân làng nghề”.

 

“Rồi lấy sợi đâu mà đan mây, hay lại dùng sợi nhựa giả mây đan hàng kém giá trị và ô nhiễm? Câu hỏi ấy thúc đẩy Dũng tìm cách ươm mây giống theo quy trình bàn công nghiệp. Anh đã nếm đủ mùi thất bại về công của. Rồi “cái khó ló cái khôn”, trong lúc đọc sách và nghiên cứu đất đai, đầu anh vụt sáng một ý định táo bạo: Ươm giống mây nếp K83 theo quy mô công nghiệp, trồng loại mây quý này theo phương pháp thâm canh hoàn toàn mới trong xã, trong tỉnh và ngoài tỉnh! Mây nếp k83 hơn hẳn vượt trội các loài mây truyền thống vì thân sợi thon tròn đều gốc và ngọn, khi chế biến tỷ lệ sợi thương phẩm cao, sợi trứng bóng, nuột nà hơn. Sợi không cần xử lý bằng hoá chất gây hại sức khoẻ người tiêu dùng và gây hại môi trường, dẫn đến giá trị lợi nhuận cao hơn, bởi tạo ra sự hài lòng cho nhiều nhóm khách hàng khó tính. Mây nếp đang là “cây đặc sản trong sách đỏ Làng nghề” – trên thế giới chỉ có Việt Nam và 6 quốc gia Đông Nam Á tồn tại giống mây này. Loại mây này đang bị khai thác cạn kiệt, tận diệt – tuy nó thích nghi với nhiều điều kiện khí hậu đất đai, ít bị chi phối bởi rủi ro úng hạn. Phạm Ngọc Dũng kể:

 

- Lúc đầu, cái khó nhất của công ty không chỉ là “vấn đề đầu tiên” mà còn là nguồn giống mây nếp đầu lòng rất hiếm, việc quản lý thu hái rất thụ đông nên hạt giống rất đắt. Cây mây khó trồng, mây nếp ít ra hoa, hoa ít để quả, rất khó nhân giống. Thế giới và Việt Nam, chưa đâu nghiên cứu, ứng dụng được cách sinh sản mây vô tính; trong khi đó, gần 60 đơn vị trong tỉnh đang cần hàng triệu, hàng triệu cây giống mây nếp K83. Nhưng – Dũng nói tiếp – muốn phát triển làng nghề, vùng nghề thì phải có vùng gây trồng nguyên liệu hàng hoá. Muốn vậy phải có vùng mây nếp giống chuyên canh; nếu không nhanh, chúng ta sẽ phải mua giống của nước ngoài như rất nhiều giống cây trái hiện nay.

 

Hàng mỹ nghệ xuất khẩu chế biến từ mây nếp K83

 

Từ lòng yêu nghề, yêu Làng nghề quê hương tha thiết, Phạm Ngọc Dũng lần lượt đọc các sách khoa học, mời gọi, cộng tác với các chuyên gia kỹ sư nông lâm nghiệp, tới cả giáo sư Nguyễn Lân Dũng để nghe hướng dẫn, ghi chép. Rồi mày mò làm. Chọn giống, chế biến đất dinh dưỡng, áp dụng kinh nghiệm quý của làng nghề với các tiến bộ về khoa học công nghệ sinh học... Qua bao lần thất bại, Dũng không nản chí, vẫn đổ mồ hôi, tiền bạc và trí tuệ nghiên cứu ứng dụng; cuối cùng, loạt mây nếp giống đầu tiên đã sống hữu hiệu 95%. Ấy là vào năm 2001, niềm sung sướng nữa của cuộc đời Phạm Ngọc Dũng. Từ đó, ổn định quy trình thu hái, xử lý hạt giống, kỹ thuật pha chế dinh dưỡng thúc hạt nảy mầm, sản xuất cây giống theo phương thức bán công nghiệp trong nhà lưới. Vườn giống hàng trăm m2 mây K83 xanh tốt trong trang trại của Dũng, rồi sau đó phát triển rộng mấy ngàn m2 trong làng và xã lân cận. Năm 2005 Thượng Hiền đã có 19 vườn ươm mây nếp bằng 2,2 ha. Cây giống đều được công ty Dũng Tấn chuyển giao kỹ thuật, tạo được giống chất lượng cao nên không đủ đáp ứng nhu cầu thị trường.

 

Cây giống mới, phương pháp trồng mới được công ty Dũng Tấn ứng dụng khá thành công. Riêng nhà ông Đức ở xã Bình Minh đã chuyển đổi vườn tạp thành vườn trồng mây K83 thâm canh doanh thu gấp hàng chục lần so với cấy lúa.

 

Năm 2006, Công ty Dũng Tấn có quan hệ thị phần với 29 tỉnh trong toàn quốc. Từ Thái Nguyên, Quang Ninh, tới Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Namon> lên đến Tây Nguyên như Gia Lai...

 

Đến năm 2008, công ty đã phát triển ra 36 tỉnh thành với hơn 5 ha mây giống. Các tỉnh đều làm mô hình của Thái Bình: 1m2 ươm 210 bầu với 400 cây hữu hiệu. Trong những năm 2005 đến 2008, một sào vườn lãi 3 triệu đồng, nếu đúng quy trình có lãi 6 triệu đồng. Khi giá mây lên cao, có nhà lãi tới 100 triệu đồng/ha/năm. Mây thực sự là cây xoá đói giảm nghèo, mọi người đều làm ra tiền, vui vẻ, góp phần đảm bảo an sinh cộng đồng. Nhiều chủ trang trại lớn ở các tỉnh bảo: “Phạm Ngọc Dũng và công ty của anh là người ươm giống cho ngày mai”. Kể cũng phải! Ở đời, người trồng cây và đôi khi cây cũng trồng người! Có vị lãnh đạo ở tỉnh nọ lúc đầu bảo: “Đất ta thừa, không dại gì trồng cây cho Thái Bình”, nay thấy mô hình của công ty Dũng Tấn hiệu quả, liền đi vận động các địa phương làm theo. Và đã có lãi, xã hội lại vui vẻ, văn hoá hơn!

 

Đến nay, công ty Dũng Tấn đã tham gia rất thiết thực cho sự án 135, làm xanh lại nhiều vườn hoang, đồi trọc, tham gia chương trình phát triển Việt Namon> và Quốc tế. Việc thành công dự án phát triển cây mây nêó K83, công ty Dũng Tấn đã cung cấp giống và chuyển giao kỹ thuật đến các địa phương dưới sự bảo trợ của các tổ chức chức: “Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Đức GTZ; Tổ chức Bảo tồn đa dạng sinh học Quốc tế UICN; Dự án mây bền vững vùng MêKông WWF; Tổ chức phát triển Hà Lân SNV; Chương trình giảm nghèo bền vững dân tộc miền núi Nhật Bản JACA, Mạng lưới mây Việt Nam CRN và nhiều chương trình hợp phần phát triển nông thôn.

 

Rõ ràng, với cây mây nếp K83, Phạm Ngọc Dũng và công ty của anh đã góp phần lớn vào chủ trương xây dựng nông thôn mới của Đảng và Nhà nước ta đang tiến hành trên toàn quốc.

 

- Đương nhiên, mọi việc trên đời đều phải “trả giá” – Dũng nói – lúc đầu chưa ai tin là đất cằn đất sỏi có thể cải tạo và trồng được mây nếp. Nhiều người còn sợ “đầu ra” của mây rồi sẽ bán cho ai (?). Sau khi “chắp mối nối cầu”, Dũng đã phải bỏ ra gần 500 triệu đồng mời hàng vạn lượt khách ở các tỉnh xa về tập huấn kỹ thuật. Cầm tay chỉ việc, hợp đồng chu đáo, rồi đi các tỉnh, vào cơ này ra cơ nọ trong những cái nhìn bán tín bán nghi, trèo đèo lội suối cả tuần, đến tận nơi cùng ăn cùng làm. Công ty đã đầu tư công nghệ ươm trồng với những phương pháp mới, những tiến bộ mới, một năm hỗ trợ 4 lần kỹ thuật chăm sóc cây, thu hoạch sợi... Cách chọn quả, gieo hạt chỉ lấy cây mầm trà 2 trà 3. Trước kia mây gieo 4 tháng mới nảy mầm thì nay chỉ cần 25 ngày mà không cần kích thích bằng hoá chất. Rồi để tiền ra chia sẻ rủi ro với các cơ sở. Công ty Dũng Tấn bỏ ra nhiều tỷ đồng cấp vốn thu hồi chậm cho đồng bào ở vùng sâu vùng xa trên khắp đất nước, quả là người có “nhân đức tin” chỉ nhằm cái việc là phát triển nguyên liệt cho nghề mây, anh chàng cựu chiến binh này vẫn còn nguyên “máu lính”,

 

- Định hướng chiến lược của Công ty là gì? Tôi hỏi, thì Dũng trả lời:

 

- Là phát triển thật nhiều vùng nguyên liệu, là khai thức mây bền vững, là truyền nghề cho dân ở nhiều nơi làm hàng mây xuất khẩu để thu “đô” về cho dân và cho xã hội yên vui. Muốn vậy, phải có nguồn giống dự trữ để cung cấp cho thị trường hàng chục triệu cây mây giống một năm. Rồi phải có 50-70 tỷ mét sợi mây thương phẩm cho nhu cầu hàng xuất khẩu. Mỗi năm, công ty đã tiếp nhận miễn phí cho 20 sinh viên, nghiên cứu sinh các trường đại học về thực tập, làm sao cho cây mây nếp thực sự đóng vai trò quan trọng trong xoá đói giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới. Chả thế mà, ông giáo ơi, em xin tiết lộ một điều: Có năm doanh thu của công ty Dũng gấp nhiều lần thu nhập của làng nghề Thượng Hiền.

 

Do đặc điểm phát triển và kinh doanh các giống cây quý, “trụ sở” của Công ty Dũng Tấn toạ lạc trên cơ ngơi rộng gần 2ha. Chao ôi, toàn mây giống với hơn 200 loại cây ăn trái, cây lâm nghiệp, cây dược liệu và cây thế – các giống cây ở khắp 3 miền đất nước đang được công ty này thuần dưỡng cho thích nghi với môi trường. Muốn biết ai thế nào thì xemm họ đối xử với cây ra sao. Quả đúng vậy, Dũng bận suốt ngày đêm, chỉ đạo kỹ thuật, kiểm tra động viên các kỹ sư và công nhân, ngồi bên máy tính rồi tiếp khách niềm nở, chu đáo và lịch sự – lịch sự là tinh hoa của đạo đức. Rồi lại chân lấm tay bùn cùng làm, cùng vui vẻ như một người nông dân thực thụ. Và “Anh nông dân” này có đầu óc rất nhạy cảm, rất lãng mạn. Mây là giống không cảm quang tránh nắng gắt.

 

Dũng cho trồng vào rãnh mây nào là ngô rồi các cây dược liệu quý. Rồi cây sưa là giống cây quý, mua không cần giá, nghe nói bán cho nước ngoài tính bằng cân, có lúc tới triệu đồng 1 cân. Dũng đã mày mò lấy giống trồng thử, hàng trăm cây sưa, lên tới đâu khách lấy hết đến đấy. Và tròng một lần đi thực địa ở Khánh Hoà, đến vùng đất Hiệp Sơn, thấy khí hậu ở đây na ná xuân ngoài Bắc, thế là, từ 2009 Dũng đã chở 400 gốc đào Bắc về đây trồng và gần tết âm lịch, một “vùng đào Nhật Tân 2” đã nở rực rỡ. Tết qua, hàng trăm khách lần mò tới đây, cốt mua lấy một “cây đào xịn” – cới cây tới 5 triệu đồng.

 

Quanh năm trang trại Dũng Tấn đều là “mùa xuân chín” xanh dày xanh đặc. Tôi ngồi tâm sự với người thương binh gắn trọn đời mình cho cây, thấy anh đáng được con người và thiên nhiên ban tặng những phần thưởng cao quý. Anh đã được hàng chục bằng khen từ Trung ương đến các địa phương. Và những “danh hiệu vàng” như: “Nghệ nhân làng nghề”, “Nghệ nhân bàn tay vàng”, Cúp “Bông sen vàng Việt Nam phát triển bền vững thế kỷ 21”, “Cúp vàng thương hiệu Việt Nam”, cúp “Doanh nhân tiêu biểu”.... Nhưng tấm lòng của anh với quê hương không ai quên được. Anh có mặt có tên làm từ thiện cho việc xoá đói giảm nghèo, các công trình tâm linh, việc đền ơn đáp nghĩa, khuyến học... Tôi xiết chặt tay Dũng và tặng anh mấy vần thơ: “Thoáng mầm giờ đã xanh cây/ Thơm thảo tình xưa vườn cũ/ Muôn Thuở thiên nhiên còn trẻ/ Thật ra, cây cũng trồng người”.

 

Xuân Đam

                                        (Kiến Xương)

 

  • Từ khóa

Tin cùng chuyên mục

Xem tin theo ngày