Quỳnh Phụ: Đột phá phát triển hạ tầng giao thông Kỳ 1: Nhà nước và nhân dân cùng làm
Kinh tế muốn phát triển, trước tiên hạ tầng giao thông phải phát triển. Từ sau Đại hội Đảng bộ huyện Quỳnh Phụ lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đến nay, huyện có nhiều cách làm phù hợp, sáng tạo, được nhân dân đồng tình ủng hộ.
Hạ tầng giao thông - 1 trong 3 đột phát chiến lược
Quỳnh Phụ có vị trí thuận lợi, giáp ranh với các tỉnh: Hải Dương, Hưng Yên và thành phố Hải Phòng. Đặc biệt, Quỳnh Phụ nằm tiếp giáp Khu kinh tế Thái Bình và trong vùng tam giác kinh tế trọng điểm Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh với các cửa khẩu hoạt động luôn thông suốt. Địa bàn huyện có quốc lộ 10 chạy qua dài 11km; đường cao tốc Hà Nam - Thái Bình chạy qua dài 5km, nối quốc lộ 10 với khu vực phía nam của Thủ đô Hà Nội. Hệ thống đường tỉnh dài 53,9km (ĐT.396B, ĐT.455, ĐT.452) giúp kết nối với các huyện lân cận: Thái Thụy, Hưng Hà, Đông Hưng.
Xác định rõ những lợi thế của địa phương, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVI đặt ra nhiệm vụ phát triển hạ tầng giao thông là 1 trong 3 đột phát chiến lược nhằm thúc đẩy kinh tế của huyện.
Đồng chí Nguyễn Văn Nhiễm, Phó Bí thư thường trực Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Quỳnh Phụ khẳng định: Kinh tế Quỳnh Phụ muốn phát triển phải tập trung phát triển hạ tầng giao thông, chỉ có hạ tầng giao thông đồng bộ mới thu hút đầu tư và có hệ thống giao thông hoàn thiện, người dân đi lại thuận lợi, từ đó thúc đẩy thương mại, dịch vụ phát triển. Tuy nhiên, vấn đề cốt lõi là phải có nguồn lực, mà nguồn lực lớn nhất không gì khác chính là trong dân. Với một địa phương nguồn lực còn hạn hẹp như Quỳnh Phụ, nếu chỉ dựa vào ngân sách huyện mà không dựa vào nguồn lực trong nhân dân có lẽ đến năm 2030, hệ thống giao thông của huyện cũng khó hoàn thiện. Chỉ khi nhà nước và nhân dân cùng làm mọi việc sẽ thành công.
Nhân dân đồng thuận hiến đất giúp đơn vị thi công sớm triển khai dự án.
Dân hiến “tấc vàng”
Xác định muốn làm đường giao thông trước tiên phải làm tốt công tác giải phóng mặt bằng (GPMB). Tuy nhiên, trên thực tế việc GPMB luôn là vấn đề khó khăn. Đây cũng là băn khoăn, trăn trở của Quỳnh Phụ trong quá trình triển khai thực hiện. Để người dân hiểu, đồng thuận hiến “tấc vàng”, huyện Quỳnh Phụ xác định phải có lộ trình, cách làm cụ thể, sáng tạo và huy động cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc với đích đến mang lại lợi ích cho người dân.
Ngày 13/7/2021, Ban Thường vụ Huyện ủy Quỳnh Phụ ban hành Thông báo kết luận số 220 về việc vận động nhân dân tự nguyện góp quyền sử dụng đất không đòi lại để nâng cấp, cải tạo đường giao thông. Sau khi Thông báo kết luận được ban hành, từ huyện đến các địa phương huy động các ngành, đoàn thể cùng vào cuộc triển khai thực hiện, trong đó trọng tâm vào việc tuyên truyền, vận động.
Đồng chí Nguyễn Ngọc Nhường, Giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất và Cụm công nghiệp huyện Quỳnh Phụ chia sẻ: Chúng tôi xác định để người dân đồng thuận, tự nguyện hiến đất, việc đầu tiên là phải tuyên truyền, vận động làm cho nhân dân hiểu được những lợi ích thiết thực mang lại từ việc hiến đất. Chỉ khi tin và hiểu, nhân dân sẽ tự nguyện hiến đất.
Người dân xã An Thanh (Quỳnh Phụ) tự nguyến hiến đất và tài sản trên đất để cải tạo, nâng cấp đường giao thông.
Dự án tuyến đường từ xã An Ấp đến cầu Ổ, xã An Vinh qua đường Thái Hà với chiều dài hơn 2,3km trước đây rất hẹp, nhất là khu vực cầu Ổ xuống cấp nghiêm trọng, xe đi lại khó khăn. Khi mới triển khai thi công, địa phương cũng rất băn khoăn bởi liên quan đến hơn 200 hộ có đất thổ cư nằm dọc tuyến đường.
Đồng chí Nguyễn Văn Đề, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã cho biết: Số hộ dân phải giải tỏa nhiều sẽ là trở ngại khi triển khai vì liên quan đến quyền lợi của họ. Song, chúng tôi xác định, muốn GPMB nhanh phải làm tốt việc tuyên truyền để nhân dân nắm được nội dung, hiểu được lợi ích mang lại cũng như mục tiêu để thi công tuyến đường. Triển khai thực hiện, Đảng ủy xã đã ban hành nghị quyết chuyên đề, UBND xã ban hành kế hoạch thực hiện; các ngành, đoàn thể cùng cơ sở thôn tham gia tuyên truyền, đi từng nhà vận động, thuyết phục nhân dân tự nguyện góp đất. Các tổ tuyên truyền, vận động được thành lập với nòng cốt là cán bộ, đảng viên tại các chi bộ. Tranh thủ các buổi trưa, chiều, tối đến từng gia đình tuyên truyền, vận động. Mưa dầm thấm lâu, nhân dân nhận thức đúng đắn về chủ trương của việc mở đường, đồng thuận góp đất cho nhà nước GPMB thực hiện tuyến đường đi qua địa bàn. Sau một tuần vận động, toàn bộ số hộ có đất mặt đường tự nguyện hiến trên 8.872m2 đất ở và đất nông nghiệp cùng tài sản trên đất, có những hộ hiến đất thổ cư gần 100m2.
Không chỉ tuyến đường huyện, một số tuyến đường tỉnh do tỉnh làm chủ đầu tư khi triển khai cũng được nhân dân các địa phương của Quỳnh Phụ ủng hộ và tự nguyện hiến đất. Điển hình như tuyến đường ĐT.455 đi qua xã Đồng Tiến dài 4,1km, toàn bộ 195 hộ dân có dự án đi qua đều đồng thuận tự nguyện hiến 2.270m2 đất ở và 138 hộ dân hiến 22.000m2 đất nông nghiệp để triển khai dự án.
Ông Phạm Minh Sơn, thôn Quan Đình Nam, xã Đồng Tiến tâm sự: Sau khi tỉnh, huyện có kế hoạch mở tuyến đường 455 đi qua diện tích nhà tôi, qua tuyên truyền, vận động, thấy được lợi ích của việc mở rộng đường không chỉ mình được hưởng thụ mà còn dành cho cả đời con, đời cháu nên gia đình tôi đã hiến 40m2 đất ở có dự án đi qua, sân đổ bê tông, tôi cũng cho phá dỡ để dự án sớm được thi công.
Sau gần 2 năm thực hiện Thông báo kết luận số 220, huyện Quỳnh Phụ có gần 4.000 hộ dân tự nguyện hiến gần 400.000m2 đất ở và đất nông nghiệp cùng tài sản trên đất để nâng cấp, mở rộng, cải tạo 19 tuyến đường giao thông ở 30 xã, thị trấn, qua đó tiết kiệm được ngân sách nhà nước trên 452 tỷ đồng. Nhờ nhân dân hiến đất, huyện quy hoạch các khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu, tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất được hơn 1.000 tỷ đồng để tạo nguồn cho xây dựng cơ bản.
(còn nữa)
Nguyễn Cường
(Tác phẩm tham dự giải Búa liềm vàng lần thứ VIII - năm 2023)
Tin cùng chuyên mục
- Quỳnh Phụ: Kiên quyết, kiên trì xây dựng, chỉnh đốn Đảng 05.08.2024 | 09:37 AM
- Chuẩn mực đạo đức cách mạng - “gốc rễ” để xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh 08.07.2024 | 11:08 AM
- Thể lệ (sửa đổi, bổ sung) Giải báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng (Giải Búa liềm vàng) 21.05.2024 | 10:36 AM
- Quỳnh Phụ: Gỡ khó trong công tác phát triển đảng viên 25.09.2023 | 10:25 AM
- Xây dựng đạo đức cách mạng cho đội ngũ đảng viênKỳ 1: Những cánh chim không mỏi 11.09.2023 | 10:23 AM
- Vũ Thư: Quyết tâm tạo chuyển biến trong xây dựng chi bộ kiểu mẫu 31.07.2023 | 10:25 AM
- Phát động cuộc thi trắc nghiệm trên internet tìm hiểu “80 năm Đề cương về văn hóa Việt Nam” 29.03.2023 | 15:48 PM
- Trường Đại học Thái Bình: Xây dựng đội ngũ trí thức theo tinh thần Nghị quyết số 27-NQ/TW 24.10.2022 | 08:26 AM
- Thái Thụy: Đẩy mạnh chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức cấp xã 22.10.2022 | 11:29 AM
- Dân hiến “tấc vàng”Kỳ 4: Mở không gian đón sóng đầu tư 13.10.2022 | 09:02 AM
Xem tin theo ngày
- Triển khai công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và cải cách tư pháp năm 2025
- Tăng cường kiểm tra, giám sát ở những lĩnh vực nhạy cảm, dễ phát sinh sai phạm, tiêu cực
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh kiểm tra tiến độ thi công đường vành đai phía Nam thành phố Thái Bình
- Hội nghị kiểm điểm tập thể và cá nhân các đồng chí lãnh đạo UBND tỉnh
- Nhân lên sức mạnh bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới
- Đẩy mạnh công tác ngoại giao kinh tế tạo đà bứt phá cho tăng trưởng năm 2025
- Xác định công tác cán bộ là nhiệm vụ “then chốt” của công tác xây dựng Đảng
- Các đồng chí lãnh đạo hai tỉnh Thái Bình, Hưng Yên: Thăm, chúc mừng Tòa Giám mục Giáo phận Thái Bình nhân dịp lễ Giáng sinh năm 2024
- Công tác dân vận góp phần giữ vững ổn định chính trị, xã hội
- Đưa nội hàm “chống lãng phí” vào công tác kiểm tra, giám sát của Đảng