Thứ 2, 06/05/2024, 08:03[GMT+7]

Thụy Dũng lại được mùa lớn

Thứ 5, 04/11/2010 | 16:25:17
2,494 lượt xem
Không thể nói hết niềm vui của người nông dân quê tôi Thụy Dũng (Thái Thụy) khi bước xuống đồng thu hoạch lúa mùa. Với 303 héc ta, các trà lúa, giống lúa trên cánh đồng đều bông to, hạt mẩy xuôi theo chiều gió như một biển lúa sóng vàng lan xa đến tận chân trời.

Khu chuyển đổi chăn nuôi ở xã Thụy Dũng (Thái Thụy). Ảnh: Ngọc Trâm

Vậy là một năm hai vụ lúa, người nông dân quê tôi phải vất vả lận lội trên đồng đối mặt với bệnh lùn sọc đen mà chỉ bằng những biện pháp thủ công duy nhất lội ruộng kiểm tra từng hàng lúa, ngắm từng cây phát hiện cây bệnh nhổ tiêu hủy dặm lại cây mới và đồng loạt phun trừ rầy theo kỹ  thuật hướng dẫn của các cấp chuyên môn mà chưa có thuốc đặc hiệu phun trừ.

 

Cách làm ở vụ xuân lại được áp dụng vào vụ mùa. Dù cả hai vụ người trồng lúa nhọc nhằn vất vả nhưng cuối cùng phần thắng đã về tay người nông dân. Đất trả công người thật xứng đáng thì sao không vui; mà cái vui hơn từ khi thu hoạch lúa, giá thóc các loại cứ mỗi ngày lại vọt lên cao. Đây là vụ được  mùa được giá.

 

Từ nhiều năm nay các cấp ủy, chính quyền và ban quản trị hợp tác xã quê tôi xây dựng đề án sản xuất hàng năm theo phương châm chỉ đạo của tỉnh của huyện “xuân muộn, mùa sớm để có vụ đông rộng”. Từ vụ mùa năm 2007 đến nay Thụy Dũng được chọn là một trong bốn xã điểm gieo cấy các giống lúa hàng hóa chất lượng gạo ngon giúp người nông dân thu về giá trị sản phẩm cao.

 

Với 303 héc ta gieo cấy vụ mùa, nông dân đã bố trí 70% diệnå tích cấy lúa hàng hóa chất lượng cao. (Nhiều gia đình giành 100% diện tích cấy giống Bắc thơm số 7, BC15, nếp thơm nếp 87 và N97). Còn 30% diện tích cấy giống lúa Thuần có năng suất ổn định như Q5, Khang Dân 18, TB-1.

 

Ngay từ cuối tháng 6, nông dân đã xuống đồng cấy trà lúa sớm để sau thu hoạch dành quỹ đất cho cây vụ đông ưa ấm. Trà thứ hai được cấy xong trước ngày 15 tháng 7 trong khung thời vụ tốt nhất. Nhờ thời tiết phù hợp, nắng, mưa đều trong vụ, lại được nông dân tiếp thu đổi mới kỹ thuật chăm bón bằng các loại phân tổng hợp đa yếu tố, hạn chế bón phân đơn, nên cấy xong buông tay lúa phát triển nhanh, mạnh.

 

Đi thăm lúa chỉ đứng trên bờ nhìn tổng thể không phát hiện cây lúa nhiễm bệnh lùn sọc đen, vì cây khỏe che lấp. Sau khi chuyên viên kỹ thuật trạm bảo vệ thực vật huyện cùng ban quản trị kỹ thuật trạm bảo vệ thực vật huyện cùng ban quản trị hợp tác xã đi thăm lúa kiểm tra đã phát hiện 100% diện tích lúa mùa nhiễm bệnh lùn sọc đen rồi thông báo cho nông dân.

 

Lại một lần nữa các cấp ủy và chính quyền, ban quản trị thành lập ban chỉ đạo phân công cán bộ, đảng ủy viên về các thôn huy động đoàn viên, hội viên các ngành cùng nông dân mở chiến dịch xuống đồng cứu lúa. Bào học xót xa từ vụ mùa năm 2009 Thụy Dũng mất trắng hơn trăm héc ta vì bệnh lùn xoắn lá lùn sọc đen, năng suất chỉ đạt 32 tạ thóc.

 

Ngoài việc xử lý bệnh lùn sọc đen, hợp tác xã còn phát động cắt cỏ bờ vùng bờ thửa, vơ cỏ lòng mương máng, thu nhặt ốc, trứng ốc bươu vàng đào đánh bắt chuột bằng mọi phương pháp thủ công. Nhờ có những biện pháp chỉ đạp kịp thời, bệnh lùn sọc đen hại lúa mà được dập  tắt. Sau những đợt phòng trừ sâu bệnh, lúa trỗ bông ruộng nào cũng đầy như mâm xôi.

 

Khi thu hoạch giống lúa nào cũng cho năng suất cao. BC15, Bắc thơm số 7, các giống lúa thuần đều đạt từ 1,9 tạ đến 2,1 tạ trên sào. Các giống lúa còn lại đều đạt từ 1,6 tạ đến 2 tạ một sào. So với nhiều nơi chưa phải là cao, nhưng với đồng ruộng chua, trũng quê tôi đây là một vụ được mùa lớn, năng suất khá lý tưởng xưa nay. Đúng là niềm vui trên gương mặt mọi người còn vui hơn cả tết đến xuân về.

Lê Thanh Nhuận

(Thụy Dũng - Thái Thụy)

  • Từ khóa

Tin cùng chuyên mục

Xem tin theo ngày