'Áo mới' cho nông thôn Bắc Giang
Đó là chia sẻ của ông Trần Công Thắng - Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bắc Giang về những kết quả xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Bắc Giang trong những năm qua.
Ông Trần Công Thắng: Bước vào xây dựng nông thôn mới (NTM) với đặc thù là tỉnh miền núi, xuất phát điểm thấp, song với sự quyết tâm, đồng lòng của cả hệ thống chí trị và nhân dân các dân tộc trong tỉnh, đến nay, nông thôn Bắc Giang đã “khoác chiếc áo mới”. Cơ sở hạ tầng được đầu tư khang trang, chất lượng giáo dục, y tế hiện đại, mang lại sự hài lòng cho nhân dân. Toàn tỉnh có 115/184 xã đạt chuẩn nông thôn mới; 3 huyện Việt Yên, Lạng Giang, Tân Yên đạt huyện nông thôn mới. Dự kiến, hết năm 2020, tỉnh có 124/184 xã đạt chuẩn nông thôn mới; bình quân tiêu chí đạt 16,2 tiêu chí/xã; có 8 xã nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu và không còn xã đạt dưới 10 tiêu chí.
Khoảng mười năm trước, không ai có thể tưởng tượng được hôm nay toàn tỉnh đã “cứng hóa” được trên 7.000 km đường giao thông. Nhiều người nói vui, con số đó bằng nửa đường kính Trái đất. 100% xã có đường ô tô đến trung tâm xã, cơ bản đáp ứng nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa của người dân. Các công trình thủy lợi; hệ thống kênh, mương được đầu tư, nâng cấp đảm bảo chủ động tưới, tiêu trên 80% diện tích…Thành công đó được phải kể đến sự nỗ lực, cố gắng của các cấp, các ngành và hệ thống Mặt trận các cấp.
Để thành công trong xây dựng NTM, khâu đầu tiên và quan trọng nhất là thường xuyên làm tốt công tác phối hợp với các ngành chức năng, tổ chức thành viên đổi mới công tác tuyên truyền, vận động hội viên, đoàn viên và các tầng lớp nhân dân tham gia xây dựng NTM. Phát huy vai trò chủ thể của người dân gắn với thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở, đảm bảo cho người dân tham gia từ khâu lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, giám sát theo phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân hưởng lợi”.
Bên cạnh đó, Mặt trận còn thực hiện việc trao quyền tự chủ cho người dân và cộng đồng để họ thực sự là chủ thể trong quá trình tổ chức thực hiện xây dựng NTM. Nhất là xây dựng các công trình, cơ sở hạ tầng, thiết chế văn hóa ở khu dân cư. Hơn 10 năm qua, các cấp Mặt trận đã tuyên truyền, vận động gần 50 nghìn hộ tham gia hiến trên 334 ha đất các loại; vận động người dân đóng góp trên 3 nghìn tỷ đồng (chiếm gần 25% tổng nguồn vốn huy động) để xây dựng nông thôn mới.
Những năm qua, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh Bắc Giang đã tổ chức 2 cuộc giám sát độc lập về thực hiện các quy định về hỗ trợ và huy động xây dựng NTM; sau giám sát đã có 15 ý kiến, kiến nghị đối với cấp ủy, chính quyền về xây dựng NTM.
Bên cạnh đó, các cấp Mặt trận và tổ chức thành viên trong tỉnh đã tổ chức giám sát nhiều nội dung liên quan như: Thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở; thực hiện pháp luật về sản xuất kinh doanh, vật tư, nông nghiệp; bồi thường, giải phóng mặt bằng; xây dựng đường giao thông; chính sách hỗ trợ, ưu đãi nông dân phát triển sản xuất, hỗ trợ nông dân nghèo... Ngoài ra, MTTQ Việt Nam các cấp cũng tích cực tuyên truyền cho cán bộ, bà con nông dân nâng cao ý thức trách nhiệm tham gia giám sát thường xuyên, kịp thời phát hiện những sai phạm, bất cập và phản ánh với cấp có thẩm quyền.
Mặc dù đã đạt được những kết quả hết sức tích cực, nhưng xây dựng nông thôn mới vẫn còn một số khó khăn như: Kết quả xây dựng NTM giữa các đơn vị còn chênh lệch, tại 4 huyện miền núi chỉ đạt 19,1%; các huyện đồng bằng đạt 75,2% và đang trong quá trình thực hiện xã NTM nâng cao. Chất lượng đạt chuẩn tiêu chí ở một số địa phương còn thiếu bền vững; bình quân tiêu chí tại các xã nghèo, đặc biệt khó khăn thấp hơn nhiều so với bình quân chung toàn tỉnh.
Tiêu chí Môi trường vẫn là tiêu chí khó đối với các xã nhất là chất thải sinh hoạt, hiện còn gần 70 xã chưa có điểm thu gom rác tập trung của xã; tỷ lệ xã tổ chức thu tiền dịch vụ xử lý rác thải đạt thấp; mạng lưới thu gom, cơ sở hạ tầng cho xử lý rác thải chưa đồng bộ. Sản xuất nông nghiệp vẫn còn phân tán, liên kết 4 nhà trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp thiếu tính bền vững… Nhưng chúng tôi tin rằng, Bắc Giang sẽ từng bước gỡ được những khó khăn này, trong đó có trách nhiệm rất lớn của người Mặt trận.
Theo daidoanket.vn
Tin cùng chuyên mục
- Một số giải pháp thúc đẩy CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở huyện Chương Mỹ, Thành phố Hà Nội 28.10.2024 | 11:31 AM
- Mường Thàng trước cơ hội bứt phá: Bài 1 - Những điểm sáng thực hiện nghị quyết của Đảng 11.10.2023 | 16:52 PM
- Huyện Đan Phượng (Hà Nội): Nông dân thi đua xây dựng nông thôn mới 04.06.2022 | 23:54 PM
- Giải bài toán rác thải sinh hoạt nông thôn 22.12.2021 | 13:55 PM
- Hà Nội: Tích cực triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025 19.07.2021 | 09:47 AM
- Tuổi trẻ cả nước ra quân làm đường, xây cầu thắp sáng những miền quê 18.07.2021 | 20:55 PM
- Đồng lòng hiến đất để làm đường liên thôn, liên xã ở Đắk Nông 17.07.2021 | 15:47 PM
- Hà Nội sẽ ban hành bộ tiêu chí nông thôn mới nâng cao 17.07.2021 | 15:47 PM
- Huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An): Phát huy nội lực, tranh thủ ngoại lực phấn đấu về đích huyện nông thôn mới năm 2021 16.07.2021 | 15:00 PM
- Nam Định: Phát huy vai trò của cán bộ, đảng viên ở xã vùng giáo 15.07.2021 | 14:49 PM
Xem tin theo ngày
- Đẩy mạnh công tác ngoại giao kinh tế tạo đà bứt phá cho tăng trưởng năm 2025
- Xác định công tác cán bộ là nhiệm vụ “then chốt” của công tác xây dựng Đảng
- Các đồng chí lãnh đạo hai tỉnh Thái Bình, Hưng Yên: Thăm, chúc mừng Tòa Giám mục Giáo phận Thái Bình nhân dịp lễ Giáng sinh năm 2024
- Công tác dân vận góp phần giữ vững ổn định chính trị, xã hội
- Đưa nội hàm “chống lãng phí” vào công tác kiểm tra, giám sát của Đảng
- Bế giảng lớp bồi dưỡng đối với công chức ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương năm 2024
- Triển khai chương trình thống nhất hành động công tác mặt trận năm 2025
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh chúc mừng cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang tỉnh nhân kỷ niệm 80 năm ngày thành lập QĐND Việt Nam
- Gặp mặt kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm ngày hội quốc phòng toàn dân
- Gặp mặt cán bộ cấp tướng Quân đội, Công an quê hương Thái Bình