Khi làng nghề thiếu vắng nghệ nhân
Gốm Bát Tràng. Ảnh minh họa
Hiện nay ở nhiều nơi sản phẩm làng nghề chiếm vị trí không nhỏ trong đời sống kinh tế của người dân. Nghề làm quạt ở Chàng Sơn là ví dụ, đến nay toàn xã vẫn có tới 30% số hộ dân tham gia. Mỗi ngày các cơ sở làm quạt trong làng có thể cho ra đời hàng vạn, thậm chí mấy chục vạn chiếc quạt tùy theo đơn đặt hàng từ nhiều tỉnh, thành phố. Song điểm đáng lưu ý là số quạt được sản xuất chủ yếu theo kiểu đại trà, nhằm mục đích thương mại. Bởi lẽ vậy, dẫu người dân ở Chàng Sơn từ trẻ đến già đều có thể tham gia làm quạt nhưng số người biết làm quạt mang tính nghệ thuật để xứng tầm với danh hiệu quạt Chàng Sơn lại vô cùng ít ỏi. Bà Phí Thị Mai, chủ cơ sở sản xuất quạt, chia sẻ: “Do thị trường tiêu thụ quạt nghệ thuật ít, giá thành lại cao, yêu cầu làm quạt này phải là người khéo léo, kiên trì, am hiểu về quạt mới có thể làm được. Quạt đại trà thì nhu cầu sử dụng lại rất cao, ngày công ổn định và người dân có thể tranh thủ làm trong ngày nông nhàn”.
Nón làng Chuông cũng rơi vào tình trạng tương tự. Nhiều người cho rằng, tính đến thời điểm này, nón làng Chuông vẫn được ưa chuộng trên thị trường tiêu dùng. Hàng làm ra đến đâu người mua hàng lấy đến đó, nhiều khi còn không có hàng để giao bán. Song nón làng Chuông cũng chủ yếu phục vụ người tiêu dùng hằng ngày. Ngày càng ít người biết làm những chiếc nón thể hiện đúng chất nón làng Chuông. Nghệ nhân Vũ Thị Thông ở thôn Chi Lễ, Tân Ước, Thanh Oai năm nay 76 tuổi cho biết, để làm được một chiếc nón đẹp rất cần sự khéo léo và cần cù. Học nghề thì chỉ cần quen cầm kim là làm được còn làm đẹp thì không thể vội vàng, đòi hỏi cả một sự kỳ công và đổ công sức. Nó đòi hỏi người làm phải cẩn thận từ việc chọn lá, là lá cho phẳng phiu mà vẫn giữ được độ bền dẻo, màu sắc... Rồi đến từng đường kim mũi chỉ phải tỉ mỉ. Để làm được chiếc nón đẹp như ý khách hàng khó tính có khi nát cả đầu ngón tay, bà tâm sự. Trong khi đó, nghề làm nón thương mại, mọi công đoạn đều đơn giản và dễ dàng hơn. Thu nhập cũng nhiều hơn do số ngày công ít hơn. Đó cũng chính là lý do mà nón làng Chuông khó hút được giới trẻ tham gia vào việc làm nên những chiếc nón thật sự đẹp và mang tính nghệ thuật.
Hệ lụy của vấn đề này không nhỏ khi nhiều làng nghề mất dần thương hiệu do vắng bóng các nghệ nhân tài hoa. Không có nghệ nhân kéo theo chất lượng sản phẩm đi xuống, đặc biệt khi nét văn hóa trên từng sản phẩm mờ nhạt dần thì làng nghề sẽ khó giữ được thương hiệu riêng.
Thực tế, đối với các làng nghề có nhiều giải pháp tìm đầu ra cho sản phẩm, ngoài việc sản xuất đồng loạt phục vụ nhu cầu bình dân nếu giữ được cách làm theo kiểu truyền thống thì sản phẩm làng nghề còn trở thành sản phẩm lưu niệm mang ý nghĩa lớn. Bà Vũ Thị Thông cho biết thêm, bù đắp lại công sức, tâm huyết khi làm những chiếc nón đẹp thì mỗi sản phẩm giá thành lại cao gấp nhiều lần so với hàng bình thường. Hơn thế, đó còn là món quà giá trị mà người được tặng luôn trân trọng. Nón của bà đã đi nhiều nước trên thế giới, khách hàng quen hằng năm vẫn đến đặt hàng để làm quà tặng.
Vậy làm thế nào để sản phẩm làng nghề giữ được “hồn cốt” thay vì chạy theo lợi nhuận mà đánh mất nghề truyền thống, mất thương hiệu? Không ít ý kiến cho rằng, các làng nghề nên tổ chức những lớp truyền dạy nghề theo lối truyền thống do một vài nghệ nhân có tên tuổi đứng ra tổ chức. Họ sẽ là người truyền dạy, đồng thời “bảo lãnh” suốt quá trình người thợ trẻ tạo dựng sự nghiệp. Bởi thực tế, nhiều người có tâm huyết học nghề truyền thống song khó tạo được chỗ đứng do không vượt được danh tiếng của thầy. Ngoài ra, mỗi làng nghề cần có chương trình cụ thể đi vào chiều sâu, tạo nét riêng độc đáo cho từng sản phẩm của địa phương. Có nghĩa làng nghề không chỉ là tạo việc làm và thu nhập cho người dân, mà hướng đến đào tạo một lớp nghệ nhân bảo tồn, lưu giữ và sáng tạo ra các sản phẩm thủ công đặc sắc. Để làm được điều này, chính quyền địa phương và các bên liên quan cần có sự đầu tư đúng mức, đãi ngộ các nghệ nhân để họ tâm huyết truyền nghề cho lớp trẻ. Đối với người theo học có năng khiếu và niềm say mê, cần phải có chế độ hỗ trợ. Có như thế mới có được những nghệ nhân kế thừa và lưu giữ tinh hoa của làng nghề
Theo daibieunhandan
Tin cùng chuyên mục
- Biển đảo quê hươngMƠ VỀ ĐẢO NGỌC 21.08.2010 | 03:05 AM
- Những cá nhân tiêu biểu trong phong trào thi đua yêu nướcTrần Khánh Thu - Đi đầu các phong trào tình nguyện 17.08.2010 | 08:49 AM
- Thực hiện Nghị quyết 01 của Tỉnh ủyNghề và làng nghề ở Quốc Tuấn 26.08.2010 | 15:29 PM
- Thái ThuỵĐạo – Đời hoà hợp chung tay xây dựng quê hương . 01.09.2010 | 10:39 AM
- Las Vegas của phương Đông 26.05.2010 | 17:42 PM
- Hội Nông dân Quỳnh MinhThực hiện hiệu quả công tác dân số – KHHGĐ 16.09.2010 | 15:15 PM
- Kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội1000 năm và sức sống diệu kỳ của "Thiên đô chiếu" 01.09.2010 | 08:15 AM
- Kỷ niệm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2 - 9NGƯỜI ƯƠM MẦM CÁCH MẠNG TỪ QUẢNG CHÂU 22.08.2010 | 16:01 PM
- Công ty Môi trường và công trình đô thị Thái BìnhVì Thành Phố ngày càng xanh sạch đẹp 17.09.2010 | 08:10 AM
- Vũ Thư (Thái Bình)Năm giải pháp tiếp tục thực hiện nghị quyết 03 về công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình 27.08.2010 | 10:15 AM
Xem tin theo ngày
-
Đặc sắc chương trình nghệ thuật kỷ niệm 110 năm ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh và chào mừng hợp nhất tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình
- Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến thăm làm việc tại phường Phố Hiến
- Công bố nghị quyết, quyết định của Trung ương, địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã và kết thúc hoạt động cấp huyện
- Báo Thái Bình - Một hành trình với những mốc son lịch sử
- Thư tòa soạn
- Công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an, Giám đốc Công an tỉnh về công tác tổ chức, cán bộ
- Khởi công dự án nhà máy đốt chất thải rắn phát điện công nghệ hiện đại tại xã Thụy Trình
- Khởi công dự án đầu tư xây dựng sân golf Cồn Vành và dự án đầu tư xây dựng khu bến cảng hàng lỏng Ba Lạt
- Việt Nam nâng tầm vị thế tại Hội nghị quốc tế về biển và đại dương
- Hội thảo khoa học: Đồng chí Nguyễn Văn Linh – Nhà lãnh đạo kiên định, sáng tạo của Đảng và cách mạng Việt Nam