Thứ 3, 07/01/2025, 15:31[GMT+7]

Thái Thụy gắn phát triển kinh tế - xã hội với Chiến lược biển Việt Nam

Thứ 6, 05/10/2012 | 08:11:56
2,202 lượt xem
Thái Thụy là huyện ven biển, diện tích đất tự nhiên 26.584 ha; có 27 km bờ biển, 6 xã ven biển, ba cửa sông lớn và cảng biển Diêm Ðiền thông thương với các vùng kinh tế trong và ngoài nước. 5 năm (2007-2012) thực hiện Nghị quyết 09 của BCH Trung ương Ðảng về “Chiến lược biển đến năm 2020”, Thái Thụy đã gắn phát triển KT-XH, an ninh – quốc phòng với thực hiện “Chiến lược biển Việt Nam” và đạt được nhiều thành công.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy kiểm tra tình hình phát triển kinh tế biển ở Thái Thụy

Theo điều tra mới nhất thì 5 năm qua giá trị sản xuất từ ngành kinh tế biển và khu vực biển của Thái Thụy đạt 5.843 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân 16,04%/năm; chiếm tỷ trọng 36,4% tổng giá trị sản xuất toàn huyện. Trong đó, sản xuất ngành thủy sản đạt 1.202 tỷ đồng, chiếm 19% giá trị sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp. Riêng giá trị sản xuất nuôi trồng (mặn – lợ) đạt 478,5 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân 17%/năm. Giá trị khai thác hải sản đạt 723,7 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân 8,7%/năm. Giá trị sản xuất công nghiệp gồm: hậu cần nghề cá, sửa chữa đóng mới tàu, thuyền, chế biến hải sản… đạt 2.552,8 tỷ đồng, chiếm 46,15% giá trị sản xuất công nghiệp, tốc độ tăng trưởng bình quân 32%/năm. Giá trị thương mại, dịch vụ vận tải biển và khu vực ven biển đạt 1.928,78 tỷ đồng, chiếm 44% giá trị thương mại, dịch vụ toàn huyện. Bình quân thu nhập đầu người các xã ven biển đạt 24,5 triệu đồng/người/năm (bình quân toàn huyện đạt 16 triệu đồng). Tỷ lệ hộ nghèo các xã ven biển (trừ Thị trấn Diêm Ðiền) 8,55%; tỷ lệ hộ cận nghèo 2,85% (thấp hơn bình quân chung của huyện 3,76%). Ðã hình thành các vùng nuôi chuyên canh như: chuyển đổi từ cấy lúa kém hiệu quả: 319 ha, chuyển đổi đất làm muối 71 ha… bình quân hàng năm cho giá trị 286 triệu đồng/ha; gấp 3 - 5 lần so với cấy lúa.

Vùng ngoài đê gồm: cửa sông, bãi triều… chủ yếu nuôi tôm, cua, cá vược, sản lượng trung bình 2.037 tấn/năm. Vùng nuôi trồng mặt nước bãi triều từ năm 2007 đã thực hiện 178,5 ha tại xã Thái Ðô. Ðầu năm 2012 tổ chức đấu giá giao đất nuôi ngao 198 ha ở Thụy Trường. Tổng diện tích nuôi ngao đến đầu năm 2012 là 681 ha (bằng 52,3% kế hoạch năm 2015). Ðến nay toàn huyện có 450 phương tiện tăng 30 tàu so với năm 2006. Trong đó, có 81 tàu khai thác xa bờ, 125 tàu tầm trung và 244 tàu khai thác gần bờ. Sản lượng khai thác trung bình hàng năm: xa bờ 15.757 tấn, tầm trung 6.335 tấn, gần bờ 3.753 tấn. Hàng năm giải quyết việc làm thường xuyên cho 1.589 lao động, thu nhập bình quân 84 triệu đồng/người/năm.

Theo dự báo, sản lượng khai thác hải sản năm 2012 đạt 33.105 tấn, tăng 11.805 tấn so với năm 2006; giá trị khai thác ước đạt 120 tỷ đồng. Hiện nay, trên địa bàn huyện có 8 doanh nghiệp, 100 cơ sở sản xuất, 4 làng nghề chế biến hải sản, giải quyết việc làm thường xuyên cho 1.050 lao động, thu nhập bình quân 2,8 triệu đồng/người/tháng. Có hai doanh nghiệp đóng tàu gồm: Công ty CP Ðại Dương và Công ty công nghiệp tàu thủy Diêm Ðiền, hàng năm đóng góp vào giá trị sản xuất công nghiệp của huyện 400 đến 600 tỷ đồng; giải quyết việc làm cho 1.000 lao động, mức lương từ 3 đến 3,5 triệu đồng/tháng. Do tình hình suy thoái kinh tế đã ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, việc làm và thu nhập của người lao động. Toàn huyện có 150 doanh nghiệp vận tải, với 300 phương tiện năng lực vận tải: 130.000 tấn. Tàu trọng tải thấp là 1.000 tấn, có trên 60 tàu cỡ lớn loại 10.000 tấn. Có 8 cơ sở ương thuần giống tôm sú, 14 cơ sở dịch vụ thức ăn và thuốc thú y; một công ty sản xuất ngao giống và một doanh nghiệp giống thủy sản: tôm sú, cua, cá vược… tạo việc làm cho 500 lao động.

5 năm qua, được sự giúp đỡ của Trung ương và tỉnh, nhiều dự án trọng điểm đã được đầu tư như: Trung tâm Ðiện lực Thái Bình tại Mỹ Lộc; Nhà máy sản xuất Amônitrat tại Thái Thọ; Khu neo đậu tránh bão tại cửa sông Trà Lý (Mỹ Lộc) và cửa sông Diêm Hộ (Thái Thượng), nâng cấp đê biển số 7, 8… Hầu hết các xã ven biển đã xây dựng được trụ sở làm việc, trường học, trạm y tế khang trang, đạt chuẩn quốc gia. Các xã đã hoàn thành quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết xây dựng nông thôn mới. 5 năm, bằng nguồn vốn chương trình Hội Chữ thập đỏ Ðan Mạch, dự án trồng cây chắn sóng ven biển đã trồng mới, dặm, trồng xen 500 ha rừng, nâng diện tích rừng ngập mặn lên 3.850 ha. Sự nghiệp giáo dục, y tế, văn hóa của các xã ven biển có nhiều tiến bộ đã thực hiện tốt đề án kiểm soát dân số vùng biển, ven biển, huyện đã triển khai thực hiện hỗ trợ học phí đối với học sinh, sinh viên các xã ven biển với 10.900 đối tượng, bằng 12 tỷ 962 triệu đồng. 28/44 khu dân cư đạt tiên tiến, 9 làng văn hóa cấp huyện, 80% số hộ gia đình trên toàn tuyến đạt “gia đình văn hóa”. 13 di tích được Nhà nước cấp bằng công nhận Di tích lịch sử văn hóa. Quốc phòng, an ninh vùng biển được quan tâm, chú trọng tuyên truyền phổ biến cho nhân dân hiểu nắm được các hiệp định về biên giới, quy chế biên phòng. 5 năm qua đã kiểm tra, kiểm soát, đăng ký kiểm chứng cho 10.992 lượt phương tiện, bằng 37.169 lượt người; phát hiện 24 tàu cá nước ngoài xâm phạm chủ quyền vùng biển; xử lý 416 vụ/912 đối tượng về trật tự xã hội; tham gia cứu hộ, cứu nạn 8 lượt/11 phương tiện. Tổ chức, tham gia 9 đợt diễn tập phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn trên sông, biển. Tổ chức tốt mạng liên lạc, đài canh giữa các đơn vị với các tàu, thuyền đánh bắt hải sản xa bờ, tổ chức huấn luyện lực lượng dân quân mặt nước tại các xã ven biển. Tăng cường phối hợp với các lực lượng công an, quân sự, đơn vị biên phòng.

Trong đấu tranh phòng, chống tội phạm hoạt động xâm phạm chủ quyền, xây dựng tuyến phòng thủ ven biển, thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân và biên phòng toàn dân. Tổ chức bồi dưỡng kiến thức quốc phòng an ninh cho 345/354 đối tượng là chủ phương tiện đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. Tổ chức diễn tập chiến đấu trị an cho cụm xã ven biển. Hàng năm, các xã ven biển đều hoàn thành chỉ tiêu tuyển chọn công dân nhập ngũ, biên chế lực lượng dân quân tự vệ biển. Quy hoạch 11 khu vực địa hình đặc biệt ưu tiên và địa hình quan trọng phục vụ cho thế trận khu vực phòng thủ... Do đó, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội 5 năm qua được duy trì và giữ vững, làm nền tảng cho việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội các xã ven biển. Công tác quản lý nhà nước đối với vùng kinh tế biển có nhiều cố gắng. Ðã lập và triển khai các quy hoạch, xây dựng các kế hoạch, triển khai đề án, dự án phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng. Ðã triển khai cắm mốc phân định địa giới và giao cho các xã chủ động quản lý. Triển khai các quy định về quản lý bãi triều, các văn bản hướng dẫn, đề án bảo đảm an ninh trật tự gắn với kinh tế biển của UBND tỉnh.

5 năm là khoảng thời gian chưa dài trong lộ trình “Chiến lược biển đến năm 2020”, nhưng cũng là giai đoạn  mà Ðảng bộ và nhân dân, cấp ủy, chính quyền các cấp ở Thái Thụy làm được nhiều việc, tích lũy được nhiều kinh nghiệm để tiếp tục thực hiện tốt Nghị quyết 09 của BCH T.Ư Ðảng về “Chiến lược biển Việt Nam năm 2020”.

Bài, ảnh: Phạm Viết Thanh

  • Từ khóa