Bỏ ngỏ thị trường quà lưu niệm
Tràn ngập hàng lưu niệm Trung Quốc
Khi được hỏi mua quà lưu niệm nào của Việt Nam, ông Bernard Francois Curralle (Pháp) trả lời: “Thực tình tôi không biết mua gì, vì tìm hiểu trên báo, sách hướng dẫn đều giới thiệu Việt Nam có nhiều hàng thủ công nhưng biểu trưng cụ thể không chỉ rõ. Tuy nhiên, đập vào mắt tôi là hình ảnh áo dài, nón lá nên tôi và vợ quyết định mua áo dài tại Huế, còn nón lá quá to và cồng kềnh khi đi máy bay nên không mang theo được”. Anh Phạm Hoàn Tấn, hướng dẫn viên du lịch, cho biết: khi khách hỏi mua hàng lưu niệm mang đậm chất Việt Nam, thường tôi khuyên họ mua đồ khảm trai, thêu, tranh sơn dầu. Những đồ này có thể đảm bảo nguồn gốc Việt Nam, đồ khác phần lớn xuất xứ từ Trung Quốc, thậm chí đến cả các làng nghề du lịch nổi tiếng như gốm Bát Tràng và lụa Hà Đông còn lẫn hàng Trung Quốc. Thông tin này khá phổ biển trên các diễn đàn du lịch nên khó có thể lấy được lòng tin của khách du lịch quốc tế.
Đi khắp các điểm du lịch trên cả nước, việc tìm mua quà lưu niệm mang đặc trưng của địa phương rất khó. “Chính vì vậy, đối với nhiều khách du lịch nội địa, để chắc ăn, họ thường mua đặc sản của địa phương làm quà, trong khi đồ lưu niệm chỉ mua quần áo in biểu tượng và tên danh lam thắng cảnh. Tuy nhiên, giá trị kinh tế đồ này thường thấp trong khi Việt Nam nổi tiếng với nhiều làng nghề thủ công mỹ nghệ. Chậm trễ xác định biểu tượng du lịch và quà lưu niệm tại các điểm đến ở địa phương cũng như tầm quốc gia đang làm mất đi nguồn thu ngoại tệ không nhỏ. Đó là chưa kể việc bỏ lỡ cơ hội quảng bá hình ảnh du lịch thông qua chính đồ lưu niệm” - Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển du lịch Phạm Trung Lương cho hay.
Ở nhiều nước trên thế giới, quà tặng du lịch dù to hay nhỏ, cực kỳ tinh xảo hay đơn giản đều thể hiện được nét đặc trưng nhất của đất nước đó, khiến du khách rất thích thú và nhớ lâu. Ví dụ như quà của Paris (Pháp) là tháp Eiffel; Đan Mạch có nàng tiên cá; Bỉ là tượng cậu bé đang tè; Myanmar có rối tay... Du lịch Việt Nam đang thiếu các mẫu quà tặng, đồ lưu niệm mang tính đặc trưng. Các mẫu quà tặng thời gian qua chủ yếu dựa vào lực lượng tư nhân vừa thiết kế, vừa sản xuất nên chất lượng chưa bảo đảm.
Học tập kinh nghiệm từ Thái Lan
Việc quảng bá hình ảnh du lịch địa phương thông qua quà tặng có lẽ nổi bật là Thái Lan. Để khách nhớ lâu và chi tiêu mạnh tại các điểm đến, Thái Lan đề ra chiến lược “Mỗi làng nghề một sản phẩm du lịch”. Tại các chuyến khảo sát du lịch Thái dành cho doanh nghiệp lữ hành và báo chí Việt Nam, khi đến Chanthaburi, món quà lưu niệm mà ngành du lịch Thái gửi tới khách là những chiếc hộp xinh xắn được làm từ cói. Thú vị là nghề dệt cói tại đây do chính người Việt Nam mang sang từ đời vua Rama III (khoảng năm 1832). Nay dưới bàn tay tài hoa của nghệ nhân Thái, các sản phẩm thủ công làm từ cói như: chiếu, thảm, hộp đựng khăn giấy, hộp đựng đồ trang sức... mang đặc trưng truyền thống của Thái Lan và đang trở thành những món quà lưu niệm được khách yêu thích. Tại các điểm đến, đại diện du lịch địa phương Thái Lan luôn chú trọng đồ lưu niệm mang tính truyền thống và giới thiệu chi tiết trong tờ rơi về ý nghĩa, tạo sức hấp dẫn thu hút với khách.
Các địa phương và ngành du lịch Việt Nam đã nhận thấy điểm yếu này nên trong khoảng hai năm trở lại đây tổ chức nhiều cuộc thi thiết kế mẫu quà tặng, chọn biểu tượng du lịch để làm căn cứ cho các cơ sở sản xuất thủ công chế tác. Từ năm 2009, Tổng cục Du lịch khuyến khích các địa phương trọng điểm về du lịch tổ chức thi mẫu thiết kế để chọn biểu tượng về quà, đồ lưu niệm du lịch mang tính gọn nhẹ và làm nổi bật đặc trưng, truyền thống, con người, danh thắng tại địa phương. Do ngân sách hạn hẹp nên Tổng cục Du lịch chỉ hỗ trợ phát động cuộc thi tại 4 tỉnh, thành phố: Quảng Nam, Lâm Đồng, TP Hồ Chí Minh và Lào Cai để chọn ra mẫu tiêu biểu làm quà tặng trong các dịp lễ tân, ngoại giao cũng như đồ lưu niệm cho khách du lịch. Mới đây, Văn phòng UNESCO tại Hà Nội phối hợp với UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức khởi động dự án “Hỗ trợ phát triển sản phẩm thủ công dấu ấn tại điểm di sản thế giới”, dự kiến chọn tại 5 làng nghề: mộc Kim Bồng, gốm Thanh Hà, đất nung Lê Đức Hạ, gốm Duy Quá và lồng đèn, để phát triển thành sản phẩm có dấu ấn và định hướng sơ bộ về mạng lưới đầu ra cho sản phẩm tại các điểm di sản Hội An, Mỹ Sơn. Hà Nội sau nhiều lần phát động cuộc thi, chọn mẫu, đã chọn hình ảnh Khuê văn các tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám làm biểu tượng du lịch Hà Nội.
Hy vọng từ kinh nghiệm của các tỉnh, thành phố trên, mỗi địa phương sẽ sớm xây dựng được các sản phẩm quà lưu niệm mang đặc trưng riêng, hấp dẫn khách du lịch.
Theo daibieunhandan
Tin cùng chuyên mục
- Biển đảo quê hươngMƠ VỀ ĐẢO NGỌC 21.08.2010 | 03:05 AM
- Những cá nhân tiêu biểu trong phong trào thi đua yêu nướcTrần Khánh Thu - Đi đầu các phong trào tình nguyện 17.08.2010 | 08:49 AM
- Thực hiện Nghị quyết 01 của Tỉnh ủyNghề và làng nghề ở Quốc Tuấn 26.08.2010 | 15:29 PM
- Thái ThuỵĐạo – Đời hoà hợp chung tay xây dựng quê hương . 01.09.2010 | 10:39 AM
- Las Vegas của phương Đông 26.05.2010 | 17:42 PM
- Hội Nông dân Quỳnh MinhThực hiện hiệu quả công tác dân số – KHHGĐ 16.09.2010 | 15:15 PM
- Kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội1000 năm và sức sống diệu kỳ của "Thiên đô chiếu" 01.09.2010 | 08:15 AM
- Kỷ niệm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2 - 9NGƯỜI ƯƠM MẦM CÁCH MẠNG TỪ QUẢNG CHÂU 22.08.2010 | 16:01 PM
- Công ty Môi trường và công trình đô thị Thái BìnhVì Thành Phố ngày càng xanh sạch đẹp 17.09.2010 | 08:10 AM
- Vũ Thư (Thái Bình)Năm giải pháp tiếp tục thực hiện nghị quyết 03 về công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình 27.08.2010 | 10:15 AM
Xem tin theo ngày
-
Đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh: Kiểm tra công tác chuẩn bị khai mạc Tuần du lịch tỉnh Thái Bình và khai trương phố đi bộ thành phố Thái Bình
- Thái Bình lựa chọn được nhà thầu xây dựng cao tốc Nam Định - Thái Bình với vốn đầu tư 19.784 tỷ đồng
- Diễn văn của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước
- Các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước, đại biểu đến dự Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
- Tri ân sâu sắc các anh hùng, liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, gia đình có công trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc
- Tỉnh Trà Vinh đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh, kỷ niệm 65 năm kết nghĩa Trà Vinh - Thái Bình
- Đoàn công tác tỉnh Thái Bình thăm Trường THCS Thái Bình tại huyện Càng Long
- Lãnh đạo 2 tỉnh Trà Vinh - Thái Bình dâng hương, dâng hoa tưởng niệm tại Đền thờ Bác Hồ, Nghĩa trang liệt sĩ và Bia chiến thắng tỉnh Trà Vinh
- Họp mặt giao lưu Trà Vinh - Thái Bình “Thủy chung son sắt - thắm đượm nghĩa tình”
- Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một