Dạy thêm, học thêm: Nhìn từ nhiều phía
Đoàn đại biểu Quốc hội giám sát tại các cơ sở giáo dục Thành phố Thái Bình.
Vì sao phải dạy thêm, học thêm?
Trước hết, việc tổ chức dạy thêm, học thêm chỉ có phạm vi rất hẹp, chủ yếu trên địa bàn thành phố. Hầu hết các nhà trường đều cho rằng: Nhu cầu học thêm là do đề nghị từ phía phụ huynh học sinh. Không ít cán bộ, CNVC phải đưa con đến cơ quan vì cô giáo nghỉ có việc riêng không dạy thêm. Nhiều phụ huynh tâm sự rằng: Ngoài giờ học chính, nếu không cho con học thêm thì phải thuê người trông giữ. Đằng nào cũng mất tiền, nên chọn giải pháp cho con đi “học thêm” với mong muốn thêm được chữ nào tốt chữ ấy. Trên thực tế, học sinh tiểu học do còn nhỏ nên rất hiếu động, khó trông coi. Còn học sinh THCS và THPT, nhiều em nếu không đi học thêm thì chỉ mải mê với các quán Internet, quán bi-a... thậm chí mắc các tệ nạn xã hội mà gia đình không hề biết. Dẫu rằng, biết việc học thêm là tốn kém, nhưng các phụ huynh đều tự nguyện cho con tham gia bởi cái lợi nhìn thấy ngay là bớt lo lắng về con, cha mẹ yên tâm làm việc.
Tiếng nói từ phía các nhà giáo dục cho rằng ngoài yêu cầu của phụ huynh thì việc phải học thêm là vì chương trình quá nặng, đây là lỗi ở tầm vĩ mô. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có chủ trương giảm tải, nhưng xem ra không “thấm” vào đâu. Nếu chỉ học các buổi chính khóa thì chưa đủ thời gian để chuyển tải hết các kiến thức, học sinh chỉ tiếp nhận một cách chiếu lệ, hời hợt. Cá biệt, có bài do kiến thức quá nặng, không còn thời gian thực hiện thí nghiệm, nên học sinh rất khó hiểu. Học thêm chính là thời gian để giáo viên củng cố kiến thức bài đã giảng và rèn luyện kỹ năng một cách thuần thục cho học sinh. Quan điểm của cô Phạm Thị Yến, Hiệu trưởng Trường THCS Hồng Việt (Đông Hưng) cho rằng: Bỏ dạy thêm, học thêm là không nên, nhưng phải vừa sức, tránh quá tải cho học sinh. Theo cô Yến thì với học sinh THCS chỉ nên học 15 tiết là vừa, không nên học 19 tiết như hiện nay. Giáo viên cũng không muốn dạy thêm, vì rất vất vả mà thu nhập lại thấp, nhưng 80% phụ huynh muốn con học thêm. Còn cô Trần Thị Bích Vân, Hiệu trưởng Trường THPT Vũ Tiên nói rằng: “Chương trình sách giáo khoa quá nặng, nếu không học thêm sẽ không thi được vào đại học, chưa nói là thi tốt nghiệp. Điều quan trọng là tổ chức dạy thêm, học thêm thế nào, chứ có cấm cũng không được”. Theo cô Vân thì: 50% học sinh có nhu cầu học thêm, 30% thì “lừng chừng”, 20% không muốn học thêm. Rõ ràng chỉ cần 20% ấy thôi phản đối chuyện dạy thêm, học thêm thì vấn đề trở nên bức xúc và đã có cái nhìn không đúng về việc dạy thêm, học thêm.
Những ý kiến trái chiều
Bàn về chuyện “Dạy thêm, học thêm” có nhiều người nói rằng: Cơ chế thị trường, sao cứ phải ép buộc người ta không được dạy thêm. Đời sống của giáo viên quá thấp, không đủ sống bằng mấy đồng lương “còm” thì phải dạy thêm. Đem chất xám tích lũy được của những năm ngồi trên ghế nhà trường, của thực tiễn công tác để dạy dỗ học sinh, có gì là xấu. Thầy thuốc, ngoài giờ làm việc ở bệnh viện, về mở các dịch vụ khám chữa bệnh, bán thuốc... sao không thấy ai chê trách, phản đối, chỉ trích... còn giáo viên dạy thêm thì dư luận lại tỏ ra bức xúc... Một số ít phụ huynh vì lý do này, lý do khác không muốn cho con học thêm lại nói rằng: “Các cô ép chúng tôi phải viết đơn tình nguyện cho con học thêm, chứ thực tình chúng tôi không muốn. Nếu không cho con học thêm, sợ cô giáo “trù” cho điểm thấp”. Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, những học sinh không đi học thêm thì kiến thức rất hổng. Khi bị điểm kém, có em về nhà nói với bố mẹ là bị cô giáo “trù” do không đi học thêm. Đến lúc này, sự việc trở nên méo mó vì dạy thêm, học thêm.
Nên thế nào: Cấm hay cho?
Chúng tôi nhất trí với ý kiến của cô giáo Trần Thị Bích Vân (Trường THPT Vũ Tiên): “Quan trọng là tổ chức dạy thêm, học thêm thế nào, chứ cấm cũng không được”. Câu hỏi này cũng là điều trăn trở của các nhà quản lý giáo dục. Nếu cấm hoàn toàn việc dạy thêm, học thêm thì chất lượng học tập của học sinh sẽ ra sao? Không ít người ở lứa tuổi 50-70 nói rằng: Ngày xưa ta có học thêm đâu mà vẫn học tốt, vẫn có nhiều tiến sĩ, kỹ sư... Quan niệm như vậy là không ổn, bởi mọi sự so sánh đều khập khiễng. Trước đây, chương trình sách giáo khoa không nặng như bây giờ và yêu cầu kiến thức không đa dạng, phức tạp như hiện nay. Nhiều bài toán lớp 7 hiện nay đưa cho người có trình độ cấp 3 trước đây và đại học hiện nay giải cũng chật vật, thậm chí không làm được. Nguyên nhân của dạy thêm, học thêm là do kiến thức nặng, quá tải; nếu thầy, cô giảng kỹ ở các tiết học trên lớp sẽ bị cháy giáo án. Thứ hai là học thêm để học sinh có đủ kiến thức đáp ứng yêu cầu của các kỳ thi, quan trọng là thi đỗ đại học. Thứ ba là “nhất cử lưỡng tiện” cho con học thêm để cô giáo quản lý hộ, bớt đi sự lo lắng chuyện con cái lông bông ngoài những giờ học chính trên lớp.
Tuy nhiên, điều băn khoăn là quản lý việc dạy thêm, học thêm thế nào? Có nhiều ý kiến cho rằng: Các nhà trường tổ chức dạy thêm, học thêm tại trường cả ban ngày và buổi tối, như vậy sẽ quản lý được chương trình dạy thêm của giáo viên. Dĩ nhiên, như vậy các cô giáo sẽ không thích, vì lợi nhuận từ dạy thêm bị chia sẻ. Tôi có anh bạn, thu nhập một tháng 15 đến 20 triệu đồng, vậy mà như anh nói: Không bằng vợ dạy thêm. Nhìn tổng thể thì đời sống phần lớn giáo viên rất khó khăn. Con dâu tôi là giáo viên tiểu học, tiêu chuẩn tết chỉ được 200 nghìn đồng. Nhưng, gần nhà tôi có cô giáo chỉ dạy thêm thôi đã xây nhà rất to, đời sống khá sung túc. Đương nhiên, các nhà giáo bỏ công sức, thời gian trí tuệ ra để dạy, truyền đạt kiến thức thì thu nhập cao là điều nên được hưởng. Dư luận kiến nghị: Không nên cho dạy thêm, học thêm ở nhà riêng của các cô giáo, nên tổ chức tại trường mới quản lý được cả thời gian, chương trình và kiến thức, không nên thả lỏng như hiện nay. Nếu đã quy định như thế thì việc giáo viên dạy thêm ở nhà là vi phạm, cần xem xét các danh hiệu thi đua, nếu tái phạm tới mức nghiêm trọng phải bị xử lý.
Bởi vậy, chúng tôi đồng thuận với quan điểm: Không cấm dạy thêm, học thêm, vì cấm là đi ngược lại quy luật; nhưng cần tổ chức, quản lý hợp lý để dạy thêm, học thêm không còn là chuyện “Khổ lắm nói mãi”.
Bài, ảnh: Phạm Viết Thanh
Tin cùng chuyên mục
- Biển đảo quê hươngMƠ VỀ ĐẢO NGỌC 21.08.2010 | 03:05 AM
- Những cá nhân tiêu biểu trong phong trào thi đua yêu nướcTrần Khánh Thu - Đi đầu các phong trào tình nguyện 17.08.2010 | 08:49 AM
- Thực hiện Nghị quyết 01 của Tỉnh ủyNghề và làng nghề ở Quốc Tuấn 26.08.2010 | 15:29 PM
- Thái ThuỵĐạo – Đời hoà hợp chung tay xây dựng quê hương . 01.09.2010 | 10:39 AM
- Las Vegas của phương Đông 26.05.2010 | 17:42 PM
- Hội Nông dân Quỳnh MinhThực hiện hiệu quả công tác dân số – KHHGĐ 16.09.2010 | 15:15 PM
- Kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội1000 năm và sức sống diệu kỳ của "Thiên đô chiếu" 01.09.2010 | 08:15 AM
- Kỷ niệm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2 - 9NGƯỜI ƯƠM MẦM CÁCH MẠNG TỪ QUẢNG CHÂU 22.08.2010 | 16:01 PM
- Công ty Môi trường và công trình đô thị Thái BìnhVì Thành Phố ngày càng xanh sạch đẹp 17.09.2010 | 08:10 AM
- Vũ Thư (Thái Bình)Năm giải pháp tiếp tục thực hiện nghị quyết 03 về công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình 27.08.2010 | 10:15 AM
Xem tin theo ngày
-
Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho ý kiến về một số báo cáo, tờ trình
- Khởi công dự án khu phức hợp đô thị, du lịch sinh thái, sân golf Khoái Châu
- UBND tỉnh nghe và cho ý kiến vào một số nội dung quan trọng
- Thúc đẩy động lực tăng trưởng đầu tư công năm 2025
- Đưa tỉnh Thái Bình trở thành trung tâm kết nối của vùng, khu vực và quốc tế
- 110 tập thể, cá nhân đủ điều kiện, tiêu chuẩn xét khen thưởng cấp nhà nước năm 2024
- Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh: Dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Kế tục xuất sắc sự nghiệp vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm quán triệt tinh thần các Nghị quyết của Bộ Chính trị
- Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW và Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị