Chủ nhật, 30/06/2024, 23:28[GMT+7]

Cổ Bình – rượu của người quê lúa

Thứ 4, 01/09/2010 | 16:14:28
3,463 lượt xem
Thái Bình là một tỉnh nông nghiệp nằm ven sông Trà Lý. Những vạt ruộng sát chân đê vào mùa khô hanh sau vụ gặt, là nơi tuyệt vời cho lũ trẻ chăn trâu nướng khoai, vùi sắn, thả diều, đánh khăng, là nơi nghỉ chân bàn chuyện mùa màng, làm ăn của những người đàn bà tần tảo quanh năm “bán mặt cho đất – bán lưng cho giời” với thửa ruộng, luống rau, là nơi hò hẹn của những trai gái rạo rực với mùa xuân và cũng là nơi mà mỗi lúc chiều về các cụ ông lục tuần vây quanh bàn cờ tướng dưới bóng của cây gạo c

Rượu Cổ bình không thể thiếu trong những bữa cơm thịnh soạn. Ảnh: Hà Thúy

Có thể nhiều người đã đi và thưởng thức nhiều loại rượu khác nhau của từng vùng miền trên khắp lãnh thổ Việt Nam. Từ rượu Làng Vân với câu ca: Vân hương mỹ tửu lừng biển Bắc .....đến rượu Mẫu Sơn mà lưu luyến đường về, rượu Bắc Hà phảng phất mùi mận chín đến rượu Bàu Đá mà tưởng nhớ quê hương người anh hùng “áo vải cờ đào – Nguyễn Huệ”...

Có đi mới biết mỗi nơi mỗi vẻ. Nhưng dù có tới đâu chăng nữa mỗi người Thái Bình cũng không thể quên được hồn cốt của quê hương. Thứ rượu quê nồng nàn hương lúa vẫn đậm đà mùi đất, thứ mùi mà dù có trăm ngàn thứ hương thơm pha tạp của cuộc sống mỗi người dân quê tôi cũng chẳng bao giờ dám quên.

Ở vùng đất “ba mặt sông – một mặt biển” này, bao đời chỉ xem nghề trồng lúa nước là nghề chính thì gạo nếp cái hoa vàng trồng ở những thửa ruộng đủ nước cho cây lúa từ lúc còn là rảnh mạ, đến khi ngậm đòng, những khối men rượu trắng đục được nhào nặn bởi bàn tay khéo léo của anh “thợ men” thành từng bánh nhỏ đều đặn tròn trịa, kết hợp với mạch nguồn dòng nước trong vắt của giêng quê đã làm nên chất rượu độc đáo của dòng họ Cố Trần, làm nên hồn rượu tinh túy của quê hương Song An .

Đã có những người quê ở đây hoặc đến đây lấy chất men này và đem toàn bộ quy trình, kinh nghiệm nấu rượu đi khắp nơi trong vùng và sang cả tỉnh bạn nhưng vì thiếu một chút “hồn cốt” của nước nên không sao tạo được cái chất rượu, hồn rượu của Cổ Bình, như nó được nấu ở đây, mặc dầu rằng, vẫn con người ấy, bàn tay ấy, gạo ấy, men ấy.

Cái hồn ấy chính là mùi thơm thanh khiết, là hương vị đậm đà, là rượu trong suốt như pha lê. Rượu Cổ Bình uống vào thấy êm êm như đi vào giấc mộng, say mà cứ ngỡ mình không say. Mà say rượu Cổ Bình là say mơ màng, say mà cái đầu không đau, cái gáy không mỏi, mi mắt cụp xuống rồi từ từ ngủ một giấc ngon lành, tỉnh dậy thấy người thêm sức mạnh, tinh thần sảng khoái, trời đất ung dung.

Say rượu Cổ Bình là say la đà, như say chếnh choáng nụ cười người con gái gánh lúa trên đồng với nụ cười đằm thắm, thiết tha, trữ tình mà sâu lắng chứ không lả lơi mà vồn vã.

Vào thời kỳ hội nhập kinh tế thị trường như hiện nay, các loại rượu đắt tiền nhập ngoại được ưa chuộng hơn . Thế nhưng, tại Song An hôm nay vẫn có người ngày đêm gắn bó với nghề nấu rượu. Anh chỉ nấu từ gạo nếp cái hoa vàng. Đó là anh Trần Văn Thống.

Bước vào nghề nấu rượu không bằng trường lớp mà chỉ đi lên từ nghề làm men gia truyền của dòng họ. Chàng trai Trần Văn Thống vẫn ngày đêm miệt mài tìm kiếm những công thức để pha chế ra những hương vị ngon hơn cho loại rượu gia truyền. Hơn một năm để chính thức gia nhập thị trường, rượu Cổ Bình khá nổi tiếng, đi đâu cũng có người biết đến, từ vùng đồng bằng, trung du Bắc Bộ, lan truyền đến Quảng Ninh, Hải Phòng, Thanh Hoá vào đến cả miền Nam, ganh đua với rượu đế Gò Đen, rượu chuối hột miền Tây, được người mang sang với mùa đông lạnh giá của nước Nga, nước Nhật..

Tôi đã có dịp gặp anh ở hội chợ thương mại thành phố cuối năm 2009 khi anh mang sản phẩm “rượu Cổ Bình” đi giới thiệu, và lần này là tại gia đình anh ở Tân An. Dáng người mảnh, khuôn mặt nhỏ nhắn, nụ cười luôn thường trực trên môi. Anh vào nghề với vai trò là một người làm men truyền thống của cha ông để lại. Có làm rượu nếp nhưng chỉ là phạm vi gia đình, phục vụ nhu cầu thưởng thức của gia tộc.

Không giống nhiều người làm nghề nấu rượu khác, làm theo phương thức công nghiệp và kinh doanh theo lối mở rộng hệ thống phân phối. Riêng anh chỉ có một tâm niệm “rượu ngon là do người uống định đoạt, thương hiệu mạnh hay yếu là ở chất lượng sản phẩm”. Anh không nói nhiều về mình nhưng ai tiếp xúc với anh cũng đều hiểu được rằng : để có được chai rượu Cổ Bình như hôm nay là cả một quá trình phấn đấu và tìm tòi sau bao năm lăn lộn vất vả.

Từ lựa chọn gạo đến ủ sao cho đủ vị, lên màu đến chọn loại chai đóng cũng phải phù hợp. Anh đã phải chạy khắp nơi để tìm nhà sản xuất vì một số nhà máy chỉ sản xuất với số lượng lớn còn những nhà máy chịu nhận hàng của anh thì lại ở rất xa, chi phí vận chuyển tương đối cao. Chai đóng đã có lại phải thiết kế mẫu tem sao cho phù hợp.

Lúc đầu khi anh đưa ra mẫu thì nhận được phản hồi của khách hàng góp ý rằng nhìn giống rượu “nhái công ty”, vậy là anh quyết định thay đổi mẫu mã. Anh kể: “cái gì bước đầu cũng khó, làm nhưng vẫn phải nghe ngóng để phục vụ bà con được tốt hơn. Nấu rượu gạo đối với anh là một cái nghiệp, anh chỉ muốn giữ lấy một loại rượu có cốt cách riêng của quê lúa, muốn giữ nghiệp tổ tiên và đấy là một cách làm giàu của riêng anh, của một “người Thái Bình” thuần phác.

Ghi chép của: Hà Thúy

 

  • Từ khóa