Kỷ niệm 65 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9 Người Quỳnh Phụ lập nghiệp trên đất Ba Bể
Làm đường bê tông vào khu tái định cư, thôn Tiền Phong, xã Địa Linh, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Cạn
Gần nửa thế kỷ đã trôi qua, những người cao tuổi đi đợt ấy nay chỉ còn đếm trên đầu ngón tay, như cụ Nguyễn Thị Thắm cũng đã 80 tuổi, cụ Đoàn Văn Lực 77 tuổi... Những người dân Quỳnh Phụ tới đây, coi Ba Bể như quê hương thứ hai của mình. Mỗi bản làng, mảnh ruộng, góc rừng, người dân Quỳnh Phụ trải qua bao thế hệ, đã sát cánh cùng đồng bào các dân tộc ở địa phương, đổ bao mồ hôi và nước mắt cho mảnh đất này!
Thi thoảng tôi lên thăm bà con Bản Váng và thôn Tiền Phong thuộc xã Địa Linh, huyện Ba Bể, mỗi lần đến là có biết bao sự đổi thay. Nhưng ấn tượng nhất vẫn là những thảm lúa như dát vàng trên các mảnh ruộng bậc thang, thấp dần tới các bờ suối, chạy tít vào các cánh rừng, tạo nên một bức tranh hai màu, nổi bật là màu vàng của lúa, màu xanh của rừng và điểm tý vệt trắng của thác Khuổi Huội.
Một buổi chiều tôi tới thăm gia đình ông Khổng Văn Xưởng, gốc người Quỳnh Nguyên, anh "vào lính" năm 1979, làm nhiệm vụ bảo vệ biên giới phía bắc thuộc Quân đoàn 26, đã phục viên từ năm 1983, nay giữ chức Bí thư Chi bộ thôn Tiền Phong, xã Địa Linh. Mọi người quây quần bên mâm cơm chuyện trò thân mật. Tôi bưng bát cơm lên ngang mặt hít hà mãi mùi thơm và nhìn những hạt cơm vừa dài, vừa trắng, vừa dẻo không kém gì gạo Bắc thơm ở quê Quỳnh Phụ. Chừng như biết thắc mắc của tôi, ông Xưởng giải thích:
- Đây là gạo CR 203, chúng tôi thuần chủng hơn chục năm nay rồi. Cái anh CR 203 chỉ có ở Tiền Phong là ngon nhất, lại được giá nhất... Mắt anh nheo nheo cười rồi nói tiếp:
- Toàn thôn có hơn 20 ha lúa nước, vụ xuân – hè cấy CR 203, vụ hè – thu cấy lúa bao thai, năng suất đạt 10 – 12 tấn/ha/năm. Lương thực có hạt bình quân đạt 1000 – 1200 kg/người/năm. Riêng kênh mương được nhà nước đầu tư, đã bê tông hóa 1151m cho 10 ha cấy lúa 2 vụ...
Sau lần “cạch” với chén rượu ngô, đặc sản nổi tiếng của vùng Ba Bể, ông Phạm Văn Phàn, trưởng thông Tiền Phong tiếp lời:
- Toàn thôn có 40 hộ, gồm 169 khẩu, kéo dài gần 2 cây số từ đường nhựa vào gần bản Cốc Piều, được Đảng và Nhà nước đầu tư theo Chương trình 134, 135, nhân dân được hưởng lợi nhiều lắm...
Sau đó ông Phàn nói vanh vách những con số mà tôi ghi được:
- Năm 2002, hệ thống nước sạch tự chảy được Nhà nước đầu tư. Từ trên núi cao, nước chảy về qua bể lọc rồi vào bể chứa, các gia đình mua ống dẫn nước về bể riêng, dùng thoải mái.
- Năm 2003, Nhà nước đầu tư hệ thống điện lưới. Loại thủy điện mini một thời cột dăng như mạng nhện khắp cánh đồng dần dần biến mất. Các nhà đua nhau lên đời tivi màu loại xịn. Có hôm ở Ba Bể sạch hàng, phải đi Bắc Kạn, Thái Nguyên để mua. Nhà nào cũng có chảo parabol bắt hình như chiếc nón để ngửa ở đầu nhà. Người có vốn sắm cả máy cưa, máy xay xát để kinh doanh... Chấm dứt cảnh giã gạo nước ngoài xuối.
- Năm 2004, Nhà nước đầu tư gần 600 triệu đồng làm cầu cáp treo ngay đầu thôn, cả xe trâu cũng qua được. Các cháu học sinh sướng nhất, mưa lũ về coi khinh, vẫn đi học đều đều...
Chú Nghè ngồi cạnh chen vào:
- Anh còn nhớ năm 1983 phải bơi qua suối Bản Váng không? Nghĩ vài giây tôi “à” lên một tiếng rồi trả lời: Nhớ chứ...
... Buổi chiều hôm ấy, mấy anh em chúng tôi vào thăm Bản Váng, qua con suối cạn, nước mới ngang bắp chân. Qua một đêm mưa, sáng hôm sau nước ở đâu dồn về ngập cả hai bờ. Từng tốp học sinh buồn thiu trên nét mặt khi chúng rủ nhau về... nghỉ học. Với kinh nghiệm của lính Trường Sơn, chúng tôi gói quần áo vào tấm nilông, buộc chặt, ngược lên thượng lưu cắt một đường chéo bơi sang và chân chạm đúng vào con đường xuống ngầm. Bây giờ Bản Váng cũng có cầu cáp treo như Tiền Phong, không còn cảnh các cháu nghỉ học do mưa lũ.
Năm 2009, đường vào thôn Tiền Phong được Nhà nước đầu tư, có sự đóng góp của nhân dân địa phương, cho máy ủi cắt cua, hạ dốc, đoạn đầu dài 800m. Tôi nói hôm qua tôi đã đến xem, máy trộn bê tông nổ bình bịch, người đổ cát đá, người chuyển bê tông, người đầm, người láng... Mặt người nào cũng sạm nắng, vã mồ hôi. Nhiều chị trong thôn cũng tham gia, dùng khăn trùm kín mặt nên không nhận ra người quen, chỉ có hai con mắt như hai cửa sổ nhìn ra. Tiếng cười nói râm ran, ai cũng vui. Mặt đường bê tông rộng 2,5 – 3m, dày 20cm, xe tải nhẹ sẽ đi thoải mái. Bà con bán lâm sản mùa này sẽ thắng to...
Nói đến lâm sản, mọi người lại nâng cốc “cạch chúc mừng ông Xưởng, ông Phàn và nhiều người khác. Ông Xưởng bật mí nói với tôi:
- Đến nay 70 ha rừng của thôn đã có chủ, hầu hết là rừng nguyên liệu được Nhà nước hỗ trợ giống và kỹ thuật để trồng cây mỡ, cây keo, cây trúc... Riêng tôi có 4 ha rừng nguyên liệu đã 5 tuổi, trong đó có 2 ha trồng cây mỡ, gần 5000 cây, mỗi cây dài 5-6m, bán tại rừng từ 7000 – 8000 đồng/m...
Tôi nhẩm tính nhanh, vị chi hiện giờ bét ra ông đã có 150 triệu đồng nếu bán cây mỡ. Ông cười sảng khoái bắn tiếp điếu thuốc lào và chỉ sang ông Phàn:
- Tay này làm ăn khá và cũng mạnh tay chèo lái để dân làm giàu!
- Cũng bình thường thôi – Ông Phàn nói - Bây giờ nhiều anh mua máy cưa, máy cắt cỏ để chăm sóc rừng cây, nên đỡ rất nhiều công lao động. Trong thôn vẫn còn 4 hộ nghèo (một hộ người Kinh, 1 hộ người Nùng, 2 hộ người Dao). Cả thôn đã mua 45 xe máy, 25 máy cưa, 20 máy xay xát, 9 tủ lạnh, 39 điện thoại di động và có tới... 94 con trâu (có nhà có 6 con trâu, như nhà ông Đốc, ông Phàn).
Đang ồn ào nói chuyện, bỗng chuông điện thoại chú Lục vang lên, chỉ thấy chú Lục “vâng, vâng, nhất trí...” rồi chú Lục nói với mọi người:
- Mai chúng em lại tiếp tục dựng nhà cho ông Khánh...
Thế là mọi người quay sang đề tài Khu tái định cư của 13 hộ đang được xây dựng tại khu đồi nhà ông Ngừng, như nhà ông Lê Văn Luyến, Hoàng Văn Miền, Lôi Văn Thì, Đặng Văn Thanh... Những gia đình này có nguy cơ bị sạt lở, lũ cuốn trôi như ở huyện Pắc Nậm, nên xã quyết định di dời ra chỗ mới, được Nhà nước san ủi mặt bằng gần 300m2 cho mỗi hộ, lại cho tiền chuyển nhà, tính ra Nhà nước hỗ trợ cho mỗi gia đình từ 25 đến 30 triệu đồng.
Hôm sau tôi lại tới thăm khu tái định cư, gần trăm con người đang ồn ào náo nhiệt. Đây đó những gia đình mới đến ở, xen lẫn tiếng trẻ con là những tiếng gà, tiếng chó sủa, tiếng nghé ọ của trâu bò. Tổ chú Lục đang hối hả dựng nhà, đơn vị thi công đang đổ tiếp những mét đường bê tông cuối cùng vào cuối xóm. Ông Phạm Văn Phàn trưởng thôn Tiền Phong nói với mọi người:
- Thế là Nghị quyết 7 Ban Chấp hành Trung ương khóa X về nông nghiệp, nông thôn, nông dân đã đi vào cuộc sống của chúng ta ở vùng núi Ba Bể này!
Chú Lục từ trên mái nhà nói vọng xuống:
- Mai bác về xuôi có dịp gặp cán bộ và bà con ở quê nói giúp là: Chúng em vẫn là những người con của quê hương Quỳnh Phụ Anh hùng và luôn luôn tỏa sáng trên quê hương Ba Bể. Nhớ đừng quên chúng em...
Tôi chỉ còn gật đầu, vỗ tay nhè nhẹ và hôm nay xin viết những dòng này để bà con quê hương Quỳnh Phụ biết được phần nào cuộc sống của những người thân đang lập nghiệp trên quê hương Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn đã gần 50 năm nay.
Trần Văn Phúc
(Quỳnh Hồng, Quỳnh Phụ)
Tin cùng chuyên mục
- Biển đảo quê hươngMƠ VỀ ĐẢO NGỌC 21.08.2010 | 03:05 AM
- Những cá nhân tiêu biểu trong phong trào thi đua yêu nướcTrần Khánh Thu - Đi đầu các phong trào tình nguyện 17.08.2010 | 08:49 AM
- Thực hiện Nghị quyết 01 của Tỉnh ủyNghề và làng nghề ở Quốc Tuấn 26.08.2010 | 15:29 PM
- Thái ThuỵĐạo – Đời hoà hợp chung tay xây dựng quê hương . 01.09.2010 | 10:39 AM
- Las Vegas của phương Đông 26.05.2010 | 17:42 PM
- Hội Nông dân Quỳnh MinhThực hiện hiệu quả công tác dân số – KHHGĐ 16.09.2010 | 15:15 PM
- Kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội1000 năm và sức sống diệu kỳ của "Thiên đô chiếu" 01.09.2010 | 08:15 AM
- Kỷ niệm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2 - 9NGƯỜI ƯƠM MẦM CÁCH MẠNG TỪ QUẢNG CHÂU 22.08.2010 | 16:01 PM
- Công ty Môi trường và công trình đô thị Thái BìnhVì Thành Phố ngày càng xanh sạch đẹp 17.09.2010 | 08:10 AM
- Vũ Thư (Thái Bình)Năm giải pháp tiếp tục thực hiện nghị quyết 03 về công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình 27.08.2010 | 10:15 AM
Xem tin theo ngày
-
Khai mạc tuần du lịch tỉnh Thái Bình và khai trương phố đi bộ Đinh Tiên Hoàng
- Đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh: Kiểm tra công tác chuẩn bị khai mạc Tuần du lịch tỉnh Thái Bình và khai trương phố đi bộ thành phố Thái Bình
- Thái Bình lựa chọn được nhà thầu xây dựng cao tốc Nam Định - Thái Bình với vốn đầu tư 19.784 tỷ đồng
- Diễn văn của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước
- Các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước, đại biểu đến dự Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
- Tri ân sâu sắc các anh hùng, liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, gia đình có công trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc
- Tỉnh Trà Vinh đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh, kỷ niệm 65 năm kết nghĩa Trà Vinh - Thái Bình
- Đoàn công tác tỉnh Thái Bình thăm Trường THCS Thái Bình tại huyện Càng Long
- Lãnh đạo 2 tỉnh Trà Vinh - Thái Bình dâng hương, dâng hoa tưởng niệm tại Đền thờ Bác Hồ, Nghĩa trang liệt sĩ và Bia chiến thắng tỉnh Trà Vinh
- Họp mặt giao lưu Trà Vinh - Thái Bình “Thủy chung son sắt - thắm đượm nghĩa tình”