Thứ 3, 13/05/2025, 21:58[GMT+7]

Các doanh nghiệp dệt may vay vốn ngân hàng: Thuận và khó

Thứ 2, 11/04/2011 | 08:05:08
2,610 lượt xem
Đến cuối tháng 2/2011, các tổ chức tín dụng trên địa bàn đã đầu tư cho vay vốn 55/121 doanh nghiệp thuộc lĩnh vực dệt may, kéo sợi, tổng dư nợ đạt 852,2 tỷ đồng. Trong đó, 46 doanh nghiệp trên đã được hỗ trợ lãi suất số tiền 9,45 tỷ đồng.

Ngân hàng VCB Thái Bình đầu tư cho vay Công ty Hợp Thành sản xuất sợi Polyeste xuất khẩu sang thị trường Mỹ, châu Âu. Năm 2010, kim ngạch xuất khẩu của Công ty đạt 4 triệu USD, 3 tháng đầu năm 2011, doanh thu đạt 140 tỷ đồng.

Doanh nghiệp- ngân hàng vừa là đối tác, vừa là bạn hàng

 

Các doanh nghiệp ngành dệt may, kéo sợi thu hút nhiều lao động tại chỗ, là ngành có tỷ trọng giá trị xuất khẩu chiếm 86,6% tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh. Nhiều năm qua, họ vừa là đối tác, mà là bạn hàng gắn bó với ngân hàng. Nguồn vốn ngân hàng phục vụ đắc lực cho các doanh nghiệp đầu tư đổi mới trang thiết bị, công nghệ hiện đại nhằm tăng năng suất, nâng cao chất lượng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.

 

Chi nhánh Vietcombank (VCB) Thái Bình là một trong những địa chỉ tin cậy của các doanh nghiệp trong hoạt động thanh toán quốc tế. Năm 2010, doanh số thanh toán quốc tế của Chi nhánh đạt 108,7 triệu USD, gấp 84 lần năm 1997.

 

Tận dụng ưu thế về mạng Swift được thiết lập rộng khắp với các ngân hàng trên thế giới, VCB Thái Bình luôn linh động trong tác nghiệp tài trợ thương mại từ thanh toán, tín dụng và kinh doanh ngoại tệ nhằm rút ngắn thời gian giao dịch, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp. Ngoài ra luôn chủ động, linh hoạt trong cung cầu ngoại tệ, đáp ứng kịp thời, phục vụ tốt nhất cho hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu của doanh nghiệp.

 

Căn cứ vào nhu cầu vốn lưu động cần có cho 1 chu kỳ sản xuất, vòng quay vốn lưu động bình quân, tài sản lưu động của doanh nghiệp, các ngân hàng đều chú ý đáp ứng nhu cầu hạn mức tín dụng của đơn vị, phục vụ sản xuất kinh doanh của các công ty.

 

Ngân hàng Công Thương Thái Bình đầu tư dây chuyền kéo sợi tự động, hiện đại tại Công ty Bitexco Nam Long

 

Năm 2011, VCB Thái Bình cấp hạn mức cho vay doanh nghiệp Đại Cường 30 tỷ đồng, Công ty may Maxport 80 tỷ đồng. Chi nhánh Ngân hàng Công Thương cấp hạn mức cho Công ty Bitexco Nam Long 35 tỷ đồng…Các doanh nghiệp trên đều có quan hệ đồng thời với vài ngân hàng thương mại, nên hầu như không vay hết hạn mức được cấp.

 

Thực hiện Chỉ thị 30 của Thủ tướng Chính phủ, các ngân hàng tích cực triển khai lắp đặt các máy rút tiền tự động ATM, phối hợp với các đơn vị, doanh nghiệp làm tốt việc chi trả lương qua tài khoản cho gần 30.000 lao động ngành may. Công ty may Maxport trả lương cho 100% lao động (4.500 người) qua thẻ ATM, được Ngân hàng VCB Thái Bình phục vụ chu đáo.

 

Vay vốn không phải lúc nào cũng thuận?

 

Một số doanh nghiệp, trong từng giai đoạn cụ thể ngân hàng không đáp ứng nhu cầu vay vốn. Ví dụ như Công ty CBA  (Thái Phương, Hưng Hà). Trong quá trình hoạt động, do không đảm bảo điều kiện về môi trường nên ngày 19/7/2007, UBND tỉnh đã có văn bản tạm dừng hoạt động của một số doanh nghiệp ở làng nghề Thái Phương, trong đó có Công ty CBA. Công ty này cho biết, hiện đã bổ sung đầy đủ các điều kiện kỹ thuật bảo đảm vấn đề môi trường, có văn bản trình các cấp cho hoạt động trở lại.

 

Tuy nhiên đến nay, tỉnh vẫn chưa có văn bản chấp thuận nên Ngân hàng không thể thực hiện cho vay. Đối với trường hợp Công ty TNHH một thành viên XNK tỉnh, hiện đang vay vốn ngắn hạn tại Chi nhánh Ngân hàng Công Thương, dư nợ 2.448 triệu đồng. (NHCT đang cấp cho Công ty hạn mức vay 15 tỷ đồng). Hiện nay, tài sản của Công ty rải rác nhiều nơi như Hải Phòng, Hà Nội, T.P Hồ Chí Minh.

 

Để tạo điều kiện cho doanh nghiệp, Ngân hàng đã áp dụng cơ chế ưu đãi xác định giá trị tài sản theo giá thị trường để nâng giá trị tài sản thế chấp của đơn vị. Ngoài ra còn áp dụng cơ chế lãi suất ưu đãi cho Công ty (giảm 1,5%/năm), lãi suất thực trả là 16,5%/năm, trong khi mức lãi suất cho vay thỏa thuận đang áp dụng là 18-20%/năm. Đối với tài sản của công ty tại T.P Hồ Chí Minh, phía doanh nghiệp cho rằng việc yêu cầu đại diện Ngân hàng và doanh nghiệp phải vào T.P Hồ Chí Minh để làm thủ tục thế chấp là quá rườm rà, phức tạp. Song đây là quy định bắt buộc của pháp luật, nên phía Ngân hàng không thể đơn giản được.

 

Đối với Công ty Cổ phần sợi Trà Lý: Tổng mức đầu tư tài sản cố định 91.268 triệu đồng. Trong đó vốn vay Ngân hàng phát triển Việt Namon> 82.735 triệu đồng  (chiếm 91%). Trong đó, 50% vốn với lãi suất 3%/năm, 50% còn lại lãi suất 5,4%/năm. Tổng số nợ gốc Công ty đã trả Ngân hàng là 57.493 triệu đồng, dư nợ đến 20/3/2011 là 25.242 triệu đồng.

 

Ngân hàng phát triển Việt Namon> cho Công ty CP sợi Trà Lý vay vốn tín dụng đầu tư để đầu tư dự án dây chuyền kéo sợi bông. Tài sản thế chấp là toàn bộ tài sản hình thành sau đầu tư của dự án. Theo quy định của Tổng giám đốc Ngân hàng Phát triển Việt Namon> tại công điện 05/NHPT ngày 27/3/2008, chi nhánh NHPT Thái Bình không được nhận tài sản đang được dùng để thế chấp bảo đảm cho khoản vay vốn tín dụng đầu tư để đồng thời cho khoản vay thí điểm.

 

Năm 2009, thực hiện Quyết định số 14/2009/Q Đ-TTg của Thủ tướng chính phủ ban hành quy chế bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn tại ngân hàng thương mại, Chi nhánh đã hướng dẫn doanh nghiệp lập hồ sơ đề nghị bảo lãnh. Tuy nhiên doanh nghiệp không đáp ứng được điều kiện để bảo lãnh theo quy định hiện hành.

 

Đến thời điểm hiện nay, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 03/2011/QĐ-TTg ngày 10/1/2011 Ban hành quy chế bảo lãnh cho doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn tại ngân hàng thương mại (thay thế cho Quyết định 14/2009/QĐ-TTg). Theo Quyết định mới này, chỉ bảo lãnh đối với dự án đầu tư vay vốn trung, dài hạn tại ngân hàng thương mại, không bảo lãnh phương án vay vốn lưu động. Vì thế đề nghị của doanh nghiệp bảo lãnh để vay vốn ngân hàng thương mại phục vụ sản xuất kinh doanh không thực hiện được.

 

Hiện nay, Ngân hàng Phát triển Việt Nam NHPT mới có đề án cho vay thí điểm đối với dự án vay vốn tín dụng đầu tư do thiếu vốn lưu động chưa phát huy hết công suất thiết kế. Năm 2009, Chi nhánh cho Công ty vay hạn mức 15 tỷ đồng. Năm 2010, Công ty đề nghị thanh lý hợp đồng không tiếp tục vay nữa. Đến năm 2011, Công ty có nhu cầu vay tiếp , Chi nhánh đã có văn bản báo cáo Ngân hàng Phát triển Việt Nam. Tuy nhiên, Công ty vẫn phải đáp ứng đủ điều kiện theo quy định hiện hành về tài sản thế chấp, tình hình tài chính, kết quả hoạt động.

 

Thu Hương

 

 

  • Từ khóa