Thứ 4, 09/10/2024, 21:15[GMT+7]

Chủ động chuẩn bị sớm, đầy đủ mọi mặt cho công tác PCLB năm 2011

Thứ 3, 17/05/2011 | 10:12:26
1,687 lượt xem
Để chủ động phòng tránh mọi diễn biến bất thường có thể xảy ra, nhất là trong mùa lũ, bão, UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngành, đoàn thể, địa phương phải chủ động chuẩn bị sớm và đầy đủ mọi mặt cho công tác PCLB năm 2011. Các tin, bài liên quan: >> Thực trạng đê, kè, cống trước mùa lũ bão ở Hưng Hà >> Điện lực Kiến Xương: Chủ động trước mùa mưa bão >> Phòng chống lũ bão ở Quỳnh Phụ: Lo nhất là sự chủ quan >> Phương châm 4 tại chỗ trong công tác phòng chống l

Cống qua đê trạm bơm Nguyên Tiến Đoài do Công ty cổ phần xây dựng thuỷ lợi Thái bình thi công đã cơ bản hoàn thành đúng tiến độ.

Việt Namon> được dự báo là một trong 5 quốc gia sẽ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của biến đổi khí hậu toàn cầu. Thực tế cho thấy những năm  gần đây biến đổi khí hậu đã dẫn tới gia tăng các thiên tai trên diện rộng, với cường độ lớn, như nước biển dâng cao, hạn hán, cháy rừng, mưa đá, lũ lụt...ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển, tồn tại của cộng đồng.

 

Đối với  tỉnh Thái Bình, nằm ở ven biển có địa hình bằng phẳng, luôn thấp hơn mực nước biển dâng từ 1 – 3 m, nguy cơ chịu tác động của biến đổi khí hậu là khá lớn. Để chủ động phòng tránh mọi diễn biến bất thường có thể xảy ra, nhất là trong mùa lũ, bão, UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngành, đoàn thể, địa phương phải chủ động chuẩn bị sớm và đầy đủ mọi mặt cho công tác PCLB năm 2011.

 

Năm 2011, những bất thường của thời tiết đã thể hiện rõ nét ngay từ những ngày đầu năm. Cụ thể, rét đậm, rét hại diễn ra liên tục và dài ngày ở miền Bắc, miền Trung; hạn hán, cháy rừng, lốc xoáy, mưa đá liên tiếp xảy ra ở nhiều địa phương trong cả nước, gây thiệt hại lớn về người và tài sản. Thái Bình cũng không nằm ngoài hệ luỵ đó. Rét đậm kéo dài đã làm trên 400 ha mạ xuân bị chết, lúa sau cấy phát triển chậm, có nơi ngừng phát triển, gây thiệt hại khá lớn cho bà con nông dân. Đó mới chỉ là những tác động bước đầu của biến đổi khí hậu.

 

Sắp đến mùa lũ, bão, mọi diễn biến khó lường của thời tiết vẫn có thể xảy ra, nếu như không được phòng chống tốt thì thiệt hại về người và tài sản sẽ rất lớn. Thái Bình là tỉnh có hệ thống đê vào loại nhiều nhất trong cả nước. Tổng hệ thống đê sông, biển khép kín dài 584,6 km; trong đó đê cấp III trở lên có 362,8 km, còn lại là đê bối, đê bao, vùng. Các tuyến đê có 101 kè hộ bờ, với trên 100 km kè lát mái và 60 kè mỏ; dưới đê có 219 cống lớn, nhỏ phục vụ sản xuất nông nghiệp. Cao trình mặt đất tự nhiên của tỉnh rất thấp, về mùa lũ mực nước sông thường cao hơn mặt đất tự nhiên từ 3 – 5 m. Nếu vỡ đê bất cứ chỗ nào thì một nửa tỉnh bị ngập sâu từ 2 – 4 m nước trở lên, hoặc vỡ đê biển thì hàng nghìn ha đất canh tác bị nhiễm mặn phải cải tạo, thau chua rửa mặn nhiều năm mới phục hồi lại được.

 

Trong khi đó, các công trình lại có nhiều điểm xung yếu khi phải đối phó với cả lũ, bão, triều dâng trùng hợp; hệ thống đê ngày càng xuống cấp do mưa, lũ, bão, lấn chiếm thân đê. Cụ thể, trên đê Hồng Hà I , II trọng điểm xung yếu 1 có đê, kè Nhật Tảo, Hướng Điền; trọng điểm xung yếu 2 có đê, kè Lão Khê, Hà Xá, Phú Chử, An Điện, Thái Hạc...

 

Đối với đê biển số 6, trọng điểm xung yếu có đê Trà Giang, kè Đồng Xâm...; đê biển số 7 có đê, kè Thái Phúc, Thái Thọ, Thái Nguyên...Những trọng điểm xung yếu 1 là những đoạn có nền và thân đê đất xấu, thấp, không có cây chắn sóng...;khi có lũ cao, bão lớn thường bị tràn, xuất hiện nhiều mạch sủi hoặc thẩm lậu mái đê, dễ gây sạt trượt nguy hiểm; các cống dưới đê chất lượng kém, hư hỏng, nứt gẫy...Bên cạnh đó, nguồn kinh phí được Nhà nước đầu tư để tu bổ đê, kè, cống năm 2011 lại thấp hơn năm 2010 và thấp hơn nhiều so với yêu cầu thực tế...

 

Trước  thực trạng trên, Ban chỉ huy PCLB tỉnh đã yêu cầu các ngành, đoàn thể, huyện, thành phố chủ động chuẩn bị sớm và đầy đủ mọi mặt cho công tác PCLB, chống mọi biểu hiện chủ quan lơ là, mất cảnh giác. Mục tiêu đặt ra là kiên quyết giữ vững hệ thống đê sông ở mức nước lũ thiết kế; hệ thống đê biển bảo đảm chống đỡ với bão cấp 8, cấp 9, triều trung bình; khi có lũ lớn, bão mạnh phải có phương án đối phó với trường hợp bất lợi nhất; chủ động phòng tránh và tiêu úng cho lúa mùa, các cây trồng, vật nuôi khác.

 

Đặc biệt, quán triệt sâu sắc đến cán bộ và các tầng lớp nhân dân phương châm 4 tại chỗ, nhằm giảm thiệt hại đến mức thấp nhất khi có thiên tai xảy ra. Để chủ động làm tốt công tác PCLB năm nay, Ban chỉ huy PCLB tỉnh yêu cầu mỗi trọng điểm xung yếu đê sông, biển phải lập một phương án cứu hộ đê...Mỗi trọng điểm cần có số vật tư dự trữ tối thiểu: đất 2.000m3, bao tải 10.000 cái, rào, cành cây 1.000 bó, tre cây hoá 1000 cây; đê, kè biển khu vực không có cây chắn sóng, đê xa khu dân cư phải chuẩn bị mỗi km 500 cây tre, 5 nghìn bó rào...Ngoài ra, các điểm xung yếu dưới đê đều phải hoành triệt và cắm cừ dự phòng xong trước ngày 30/6/2011.

 

Năm 2011, Bộ Nông nghiệp & PTNTđã phê duyệt kế hoạc duy tu bảo dưỡng đê điều cho tỉnh gồm 5 hạng mục công trình, với khối lượng gồm 5.500 m3 đất đào đắp, 1000 m3 đá, 3.300 m3 bê tông các loại; xử lý ẩn hoạ trong thân đê; khoan phụt vữa gia cố đê 2 km...

 

Tính đến ngày 22/4/2011, đã hoàn thành công tác khảo sát, thiết kế BVTC các hạng mục công trình và đang tiến hành lựa chọn nhà thầu, chuẩn bị mặt bằng thi công. Phấn đấu đến 31/5/2011, hoàn thành các hạng mục để đưa vào phục vụ công tác PCLB. Đối với dự án nâng cấp đê tả Trà Lý (K30-K40), nhà thầu đã đắp được 63.500/154.000 m3 đất; cống Quan Hoả đã hoàn thành, cống 39 phá vỡ xong cống cũ, đổ xong bê tông móng và tường thân cống...

 

Mùa mưa, lũ, bão sắp đến, để chủ động PCLB được tốt, các nhà thầu đang chạy đua với thời gian đẩy nhanh tiến độ thi công; UBND các huyện, thành phố đã kiện toàn Ban chỉ huy PCLB; các đơn vị, phòng, ban liên quan cũng đã tăng cường kiểm tra đê, kè, cống; tích cực xử lý tổ mối, ẩn hoạ thân đê; giải quyết triệt để những trường hợp vi phạm luật đê điều..Tất cả đã sẵn sàng các phương án PCLB đạt hiệu quả cao nhất.

 

Nguyên Bình

 

 

  • Từ khóa