Xây dựng nông thôn mới ở Thái Bình NGẠT NGÀO HƯƠNG LÚA MỚI
Ước mơ ngàn đời của người nông dân Thái Bình thể hiện trong các làn điệu chèo.
Đi theo tiếng hát chèo, du khách đặt chân lên miền đất Đông Hưng, huyện vẫn thường được coi là trọng điểm lúa của tỉnh để chiêm ngắm những cánh đồng chuyển dịch cơ cấu và tận mắt chứng kiến thành quả của những năm thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở nơi đây. Ðông Hưng nhiều năm dẫn đầu toàn tỉnh về năng suất lúa (12-13 tấn/ha), "cái ăn" ở nơi đây có lẽ chẳng bao giờ phải "lo" như thời Nhật - Tây nhổ lúa trồng đay nữa. Bây giờ, thời đổi mới, thế mạnh và tiềm năng lớn của Ðông Hưng được khai mở khi huyện có chủ trương mở rộng các nghề chế biến lương thực, thực phẩm, ngành nghề dệt may, thêu, thảm, gia công cơ khí thu hút nhiều lao động. Ý thức được vấn đề chuyển đổi cơ cấu kinh tế, các cấp chính quyền địa phương đã tập trung quan tâm đầu tư, hỗ trợ đào tạo dạy nghề và cho vay vốn, tạo điều kiện để các đơn vị, cá nhân phát triển công nghiệp và tiểu, thủ công nghiệp.
Theo báo cáo của UBND huyện, Ðông Hưng hiện có hơn 14 nghìn lao động làm các ngành nghề tiểu, thủ công nghiệp với gần 30 nghề khác nhau, mỗi năm đạt tổng giá trị gần 265 tỷ đồng, chiếm gần 60% giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của toàn huyện. Phải kể đến các nghề như: dệt chiếu ở xã Ðông Hà, chế biến lương thực, thực phẩm ở xã Nguyên Xá với sản phẩm bánh cáy nổi tiếng; sản xuất tăm lương ở xã Ðông Xuân; nghề dệt bao tải đay và thêu ở xã Ðông Quang; sản xuất gạch, ngói Ðống Năm; sửa chữa cơ khí Ðông Hợp; nghề may mặc, thảm len ở Ðông Sơn; nghề chạm bạc, mây tre đan ở Ðông Kinh, thêu ren ở các xã Hợp Tiến, Hồng Châu, Ðông Lĩnh, nghề ghế cói, dệt thảm ở Ðông La. Huyện có 22 làng nghề được UBND tỉnh cấp bằng công nhận, trong đó, tiêu chí cơ bản là giá trị của làng nghề hằng năm phải đạt hơn 50% tổng giá trị sản xuất kinh tế của địa phương. Theo báo cáo thống kê của UBND huyện, tổng giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của Đông Hưng vào năm 2000 mới đạt hơn 120 tỷ đồng vậy mà đến năm 2005 đã tăng lên 223 tỷ đồng và năm 2008 đạt tới 442 tỷ đồng, tính ra tốc độ tăng trưởng là 25%/năm. Năm 2008, toàn huyện Ðông Hưng có 112 doanh nghiệp và HTX hoạt động, thu hút hàng chục nghìn lao động ở khu vực nông thôn. Một số công ty đầu tư nước ngoài như Công ty May PSVina và VJONE đã chọn Đông Hưng là điểm đến để sản xuất, kinh doanh. . Nghề dệt chiếu vốn là nghề truyền thống của xã Ðông Hà nay được doanh nghiệp Minh Quang "tiếp thêm sinh khí" để phát triển mạnh mẽ với sự đầu tư năm máy dệt và 100 khung dệt, tạo việc làm cho 450 lao động với tổng giá trị sản xuất hằng năm là 7,6 tỷ đồng, bảo đảm thu nhập của người lao động từ 600 đến 700 nghìn đồng/tháng.
Hai khu công nghiệp Gia Lễ và Sơn Hải thu hút khá đông lao động của huyện vào làm việc, huyện đã triển khai ba cụm công nghiệp và bốn điểm công nghiệp làng nghề với tổng diện tích hơn 173 ha, bao gồm hơn 50 dự án với tổng số vốn hơn 345 tỷ đồng, thu hút hơn 4.300 lao động. Công ty giống cây trồng Thái Bình, một điển hình về sản xuất và cung ứng giống lúa của cả nước, trong vòng 5 năm qua Công ty đã giúp nông dân trong tỉnh thay đổi toàn bộ giống lúa lai cũ bằng những giống lúa mới phù hợp và thích ứng điều kiện tự nhiên, tiểu vùng khí hậu và nông hóa, thổ nhưỡng của tỉnh. Bà con nông dân phấn khởi khi có nhiều giống lúa thuần do Công ty chọn tạo có năng suất không thua kém lúa lai. Bắt đầu từ năm 2001, tỉnh đã đưa vào khảo nghiệm 620 giống cây trồng mới, trong đó 550 giống lúa và 70 giống cây màu khác. Tỉnh đã cơ bản chủ động về giống cho sản xuất đại trà với các giống có thời gian sinh trưởng ngắn chất lượng cao, đáp ứng kịp thời cho chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng và cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Niềm vui của những người nông dân Thái Bình thật giản dị mà gần gũi thân thương, hiền như hạt lúa, củ khoai, với họ, chỉ cần cây lúa trổ bông trĩu hạt và một mùa vàng bội thu đã là hạnh phúc lắm rồi. Anh Ðoàn Xuân Hải, một nông dân ở xã Bắc Hải (Tiền Hải) hồ hởi: "Chưa bao giờ lúa mùa ở quê chúng tôi lại tốt như năm nay. Dự kiến mỗi sào gia đình tôi có thể đạt gần "ba tạ", tính ra gần 9 tấn/ha đấy".
Vui là thế, nhưng cũng chạnh lòng buồn khi thấy người dân quê lúa lại "đổ" đi "đong" gạo tám Hải Hậu, gạo thơm Thái Lan giá cao về ăn. Phải chăng, gạo Thái Bình tuy nhiều nhưng không có sức hấp dẫn. Đó cũng là nỗi niềm trăn trở không chỉ của các cấp ủy, chính quyền địa phương mà trở thành vấn đề chiến lược của tỉnh. Được biết, mục tiêu trong những năm tới tỉnh sẽ tập trung phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng sản xuất hàng hóa, hiệu quả, trên cơ sở ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến kết hợp với kinh nghiệm truyền thống địa phương. Xây dựng nông thôn giàu đẹp có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, kỹ thuật hiện đại gắn với cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp. Phấn đấu đến năm 2020, toàn tỉnh phấn đấu có cơ cấu kinh tế nông - lâm - ngư nghiệp chỉ còn 14%; công nghiệp, xây dựng là 51% và thương mại - dịch vụ là 35%. Ðồng thời từng bước giải quyết cơ bản việc làm cho nông dân, nâng cao thu nhập của dân cư nông thôn gấp 2,5 lần hiện nay (với mức 25 triệu đồng/người/năm). Xây dựng nông thôn mới là ước vọng ngàn đời của người nông dân quê lúa, nhưng phải có thời gian và điều kiện vật chất chính vì thế mà tỉnh quyết định trong hai năm 2009-2010 sẽ xây dựng thí điểm tám mô hình sản xuất hàng hóa tập trung gắn với xây dựng nông thôn mới ở tám huyện, thành phố trong tỉnh.
Từ kết quả đạt được sau khi tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm sau đó nhân rộng các điển hình. Nội dung xây dựng điểm mô hình nông thôn mới trong thời gian tới của tỉnh nhằm: Hỗ trợ phát triển sản xuất hàng hóa, dịch vụ, nâng cao thu nhập; Nâng cấp điều kiện sống cho người dân nông thôn; Ðào tạo nâng cao năng lực phát triển cộng đồng; Phát triển nghề và làng nghề. Để đạt được kết quả, tỉnh tập trung thâm canh tăng năng suất, giữ vững sản lượng lương thực hơn một triệu tấn/năm, đồng thời chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu giống theo hướng chất lượng cao, quy hoạch các vùng sản xuất hàng hóa, đưa cây màu, cây vụ đông trở thành vụ sản xuất chính, bảo đảm đến năm 2010 có 35-40% diện tích lúa làm hàng hóa. Vụ mùa năm 2008, tỉnh đã có chính sách khuyến khích nông dân mua máy cơ khí bằng cách hỗ trợ 50% giá trị một máy, hỗ trợ 100% giá trị hệ thống làm lạnh của kho lạnh, đồng thời khuyến khích những người làm nhiều diện tích vụ đông, cứ mỗi ha được tỉnh trợ giúp 600 nghìn đồng. Theo báo cáo của UBND tỉnh, muc tiêu phấn đấu đến năm 2015 của Thái Bình là thực hiện cơ giới hóa khâu làm đất đạt 100% diện tích, cơ giới hóa khâu gieo cấy đạt 55%, khâu thu hoạch và ra hạt đạt 75%.
Toàn bộ hệ thống tưới tiêu bảo đảm đủ năng lực tưới tiêu chủ động theo yêu cầu thâm canh cho toàn bộ diện tích lúa, hoa màu và nuôi trồng thủy hải sản. Hệ thống đê điều, kênh mương của địa phương hoàn thiện có thể chủ động tiêu nước chống úng khi có mưa trên dưới 300 mm. Các khu dân cư trong địa bàn tỉnh được quy hoạch lại cho phù hợp quy hoạch phát triển đồng bộ hệ thống hạ tầng kinh tế - kỹ thuật ở thôn, xã đáp ứng yêu cầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa. nâng cao kiến thức đời sống và kiến thức nghề nghiệp cho nông dân, xây dựng nông thôn mới gắn với nâng cao dân chủ cơ sở, phát triển kinh tế đi đôi với công tác phát triển giáo dục, y tế, xây dựng các thiết chế văn hóa ở nông thôn; thực hiện xóa đói, giảm nghèo và giải quyết các vấn đề xã hội nhằm không ngừng nâng cao đời sống nhân dân địa phương. Kế hoạch phấn đấu đến năm 2020 toàn tỉnh có 100% số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế, 100% số trường học ở tất cả các cấp được xây dựng kiên cố, các thôn, làng trong tỉnh đều có nhà văn hóa và khu vui chơi giải trí, phấn đấu đạt mức 38 người/máy điện thoại.
Nếu có điều kiện về thăm Thái Bình, bạn sẽ nhìn thấy ở bất cứ vùng nông thôn nào của tỉnh nông dân đều dùng các loại máy cơ khí nhỏ làm đất trên các cánh đồng. Theo thống kê sơ bộ, toàn tỉnh hiện có gần 7.000 máy cày tay và máy cỡ trung bình, bảo đảm cho 94% diện tích đất canh tác được làm bằng máy. Do có sự chuyển dịch mạnh mẽ về cơ cấu kinh tế nên tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế của tỉnh giảm từ 54% (năm 2000) xuống còn 39% (năm 2008). Số hộ sản xuất nông nghiệp giảm từ 82% (năm 2001) xuống còn 58% (năm 2008). Trên địa bàn của tỉnh đã có bảy khu công nghiệp với diện tích hơn 1.000 ha, 31 cụm công nghiệp với diện tích gần 700 ha, thu hút 374 dự án với tổng số vốn đăng ký gần 53 nghìn tỷ đồng. Trong khu vực nông thôn, toàn tỉnh đã có 407 trang trại và 2.320 gia trại kết hợp trồng trọt với chăn nuôi, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Tỉnh chỉ đạo các cấp ủy chính quyền địa phương trong toàn tỉnh trước mắt cần tập trung thâm canh tăng năng suất, giữ vững sản lượng lương thực hơn một triệu tấn/năm, đồng thời chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu giống cây trồng theo hướng chất lượng cao, bảo đảm những năm 2010 - 2015 có từ 35 đến 40% diện tích lúa làm hàng hóa. "No cơm, ấm áo", người dân tỉnh lúa đang tính chuyện làm giàu ngay trên mảnh đất ân tình của mình với phương châm: Ly nông, bất ly hương! Và, điệu chèo "vỡ nước" từ bao đời lại dội về làm cho không khí miền quê lúa thanh bình thêm rộn ràng hơn.
Bài và ảnh: LÊ QUANG VIỆN
Tin cùng chuyên mục
- Biển đảo quê hươngMƠ VỀ ĐẢO NGỌC 21.08.2010 | 03:05 AM
- Những cá nhân tiêu biểu trong phong trào thi đua yêu nướcTrần Khánh Thu - Đi đầu các phong trào tình nguyện 17.08.2010 | 08:49 AM
- Thực hiện Nghị quyết 01 của Tỉnh ủyNghề và làng nghề ở Quốc Tuấn 26.08.2010 | 15:29 PM
- Thái ThuỵĐạo – Đời hoà hợp chung tay xây dựng quê hương . 01.09.2010 | 10:39 AM
- Las Vegas của phương Đông 26.05.2010 | 17:42 PM
- Hội Nông dân Quỳnh MinhThực hiện hiệu quả công tác dân số – KHHGĐ 16.09.2010 | 15:15 PM
- Kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội1000 năm và sức sống diệu kỳ của "Thiên đô chiếu" 01.09.2010 | 08:15 AM
- Kỷ niệm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2 - 9NGƯỜI ƯƠM MẦM CÁCH MẠNG TỪ QUẢNG CHÂU 22.08.2010 | 16:01 PM
- Công ty Môi trường và công trình đô thị Thái BìnhVì Thành Phố ngày càng xanh sạch đẹp 17.09.2010 | 08:10 AM
- Vũ Thư (Thái Bình)Năm giải pháp tiếp tục thực hiện nghị quyết 03 về công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình 27.08.2010 | 10:15 AM
Xem tin theo ngày
-
Họp mặt giao lưu Trà Vinh - Thái Bình “Thủy chung son sắt - thắm đượm nghĩa tình”
- Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một
- Đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chúc mừng các chức sắc, tăng ni, tín đồ Phật tử tại huyện Vũ Thư
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Bí thư Tỉnh ủy thăm, chúc mừng các chức sắc, tăng ni, tín đồ Phật tử tại huyện Quỳnh Phụ
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chúc mừng các chức sắc, tăng ni, tín đồ Phật tử tại huyện Kiến Xương
- Ra quân tuần tra kiểm soát vũ trang, phòng chống tội phạm
- Kỳ họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất của HĐND tỉnh: Ban hành 2 Nghị quyết thông qua chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, cấp tỉnh
- Quyết liệt xử lý các tồn tại để sớm hoàn thành đưa vào sử dụng các dự án, công trình chậm tiến độ
- Thống nhất chủ trương tiếp nhận Dự án Nhà máy sản xuất ô tô GEL-O&J tại khu công nghiệp Hưng Phú, huyện Tiền Hải
- Thường trực HĐND tỉnh thống nhất thông qua kết quả thẩm tra các nội dung trình kỳ họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất của HĐND tỉnh