Tiền Hải Ứng phó với bão, lụt: chính quyền tích cực, dân còn chủ quan, lơ là
Lãnh đạo huyện Tiền Hải kiểm tra đê biển số 5 - khu vực đang thi công cống tiêu xã Đông Hải.
Tiền Hải là huyện ven biển, hai mặt giáp sông là sông Hồng và sông Trà Lý, một mặt giáp huyện Kiến Xương. Huyện được bao bọc bởi hai tuyến đê là đê biển số 5, số 6 với tổng chiều dài 53,7 km, trên hai tuyến đê có 12 kè và 31 cống. Đất đai Tiền Hải thuộc loại trầm tích trẻ do phù sa của Sông Hồng và sông Trà Lý bồi đắp. Địa chất vùng biển chủ yếu là đất cát pha, thành phần hạt là cát và sa non, dễ thoát nước nhưng cũng dễ bị bào xói của nước khi gặp gió bão. Xác định nếu có bão lụt xảy ra, nhất là khi bão cấp 9, cấp 10 cộng với triều cường thì nguy cơ xảy ra thiệt hại về người và tài sản rất lớn nên nhiều năm qua, cấp ủy, chính quyền và các ban, ngành, đoàn thể của huyện luôn vào cuộc tích cực.
Nhìn lại năm 2011, tuy chỉ có 3 cơn bão số 2, 3 và 5, không có lũ, nhưng Tiền Hải đã làm tốt công tác chuẩn bị như mở các lớp tập huấn ứng cứu các điểm xung yếu, bơi lặn, kỹ thuật thả rồng, cắm cừ... Tổ chức nạo vét hơn 132.746 m3 sông trục tiêu nước với tổng kinh phí gần 4 tỷ đồng, bố trí gần 1 tỷ đồng cho việc tôn cao, áp trúc, phát quang và nâng cấp đường đê biển. Công tác giải phóng dòng chảy cũng làm quyết liệt như huy động hàng nghìn ngày công giải phóng 1.237.720m2 bèo bồng, thu nhiều đăng đó, vó lờ trên các sông tiêu chính. Công tác bảo vệ đê, kè, cống được tổ chức chặt chẽ và kiểm tra thường xuyên nên đã hạn chế các vi phạm đê điều ở các xã ven sông, cửa biển...
Ngoài chuẩn bị tốt mọi việc trước mùa bão, lụt, Tiền Hải còn thực hiện nghiêm việc trực theo dõi, chỉ đạo trong thời điểm bão sắp đổ bộ. Chúng tôi đã có dịp chứng kiến không khí làm việc khẩn trương, tích cực của huyện khi bão đến gần. Các thành viên trong ban phòng chống lụt bão từ huyện đến xã túc trực 100%, 24/24h tại các điểm đã được phân công. Khi bão càng vào gần thì cường độ làm việc càng gấp gáp, căng thẳng. Các công điện khẩn, công văn hỏa tốc nối tiếp nhau chuyển đi, đài phát thanh huyện, xã liên tục phát tin cập nhật diễn biến của bão để người dân nắm rõ. Hầu hết các đồng chí lãnh đạo Huyện ủy, UBND, các trưởng ban ngành, đoàn thể của huyện đều xuống cơ sở, bám địa bàn; đến bữa có đồng chí tranh thủ ăn mì tôm tại nhà dân để tiếp tục sang xã khác đôn đốc, kiểm tra.
Tại phòng NN& PTNN, nhiều cán bộ trực đến 4 ngày, 3 đêm không về nhà. Đồng chí Đoàn Chí Thanh, Chánh văn phòng Huyện ủy, người từng nhiều năm làm cụm trưởng phòng chống lụt, bão kể lại: Những lần đi kiểm tra chống bão tại khu Nam, mưa gió to, anh em trong đoàn xác định có thể là hy sinh; nhưng vì nghĩ đến tính mạng, tài sản của dân, nghĩ đến nhiệm vụ được phân công nên bất chấp nguy hiểm, anh em vẫn vui vẻ lao vào công việc. Trong một lần cùng với đồng chí Ngô Xuân Chiến, Phó Chủ tịch UBND huyện đi kiểm tra chống bão năm 2010 tại xã Đông Long, chỉ một chút nữa thì chiếc xe ô tô của đoàn chúng tôi bị thổi lật xuống chân đê do gặp gió mạnh cấp 9, trời mưa mà đường đê thì trơn, nhỏ.
Đối với các lực lượng vũ trang đứng chân trên địa bàn huyện, ngoài thực hiện nhiệm vụ phòng chống lụt, bão, cứu hộ, cứu nạn còn lên phương án bảo vệ an ninh trật tự, tránh để kẻ xấu lợi dụng tình hình. ở cấp xã, các đồng chí lãnh đạo, các thành viên của các đội xung kích, tổ giao thông hỏa tốc, đội cứu thương, tổ canh coi... theo nhiệm vụ được phân công, người nào việc đó. Sau bão, các thành viên phòng chống bão của huyện, của xã vẫn tiếp tục làm nhiệm vụ, rà soát, kiểm tra, thống kê số liệu thiệt hại về người, về của, tình hình sản xuất báo cáo, rút kinh nghiệm và triển khai các biện pháp khắc phục...
Có thể khẳng định công tác chỉ đạo phòng chống lụt bão của Tiền Hải thực hiện nghiêm túc, tích cực. Song có một thực trạng đáng buồn đó là trong lúc các cấp ủy đảng, chính quyền, ban ngành, đoàn thể vào cuộc tích cực để phòng chống lụt, bão thì không ít người dân lại rất lơ là, chủ quan. Do đặc thù, huyện có 229 hộ gia đình với 562 nhân khẩu sống ở khu vực ngoài đê quốc gia, trong đó nhiều nhất là xã Đông Long 157 hộ.
Trong lĩnh vực nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản, Tiền Hải có hơn 4.000 lao động bám biển (443 đầm, bãi), bám tàu (908 phương tiện đánh bắt, 7 đôi đánh bắt xa bờ). Mỗi khi có tin bão khẩn cấp, việc di dời số dân, số lao động này vào nơi an toàn gặp rất nhiều khó khăn, mặc dù đã thực hiện ký cam kết. Đặc biệt số lao động tại 442 chòi coi ngao, phần đông chỉ chịu vào đất liền trước khi bão đã chạm bờ. Những người coi ngao lấy lý do chỉ khi bão vào thì kẻ gian mới không thực hiện trộm cắp được nên họ phải ở lại để trông coi tài sản. Các chiến sỹ đồn biên phòng cho biết, cứ ra yêu cầu thì người dân giả vờ vào, khi cán bộ đi khỏi dân lại quay ra đầm, có lúc phải dùng biện pháp cưỡng chế lưu giữ đối tượng chống đối tại đồn, tại UBND xã. Một bộ phận dân sinh sống trên thuyền nhỏ tại khu vực Nam Phú, có người lẩn trốn từ thuyền này sang thuyền khác, lực lượng chức năng không quen sông nước, phải rất khó khăn đi lại trên các thuyền nhỏ bồng bềnh, thời tiết mưa gió to để vận động giải thích. Thêm vào đó, phải đến từng hộ gia đình có thân nhân đang theo tàu đánh bắt xa bờ để vận động và áp dụng các biện pháp để gọi tàu vào bờ trú ẩn an toàn. Tình trạng vận động, giải thích, thuyết phục những hộ dân sống ngoài vùng đê quốc gia, phần đông cũng gặp tình trạng tương tự, người dân chưa ý thức hết tầm quan trọng của việc trú bão an toàn nên không ít người chỉ thực hiện đối phó với cơ quan chức năng.
Trong công tác bảo vệ đê, kè, cống còn một số người dân Nam Cường, Đông Hải, Đông Minh... đào xén đê, đào đất trong hành lang bảo vệ đê, nhiều hộ gia đình thuộc các xã nam Thịnh, Đông Quý... làm lều, quán, xây tường dậu, bể nước làm ảnh hưởng tới công tác kiểm tra đê, kè, cống, có hộ đổ rác thải lên mái đê và mái kè. Cá biệt có hộ dân còn làm chậm tiến độ thi công đê biển do không chịu giải phóng mặt bằng như đoạn đê biển số 6, địa phận xã Nam Phú. Ngoài ra, còn nhiều hành vi vi phạm luật đê điều như: Xe cơ giới chạy trên đê làm hư hỏng mặt đê, hút cát, trồng cây lưu niên ở sát chân đê và mái đê...
Bước sang năm 2012, những ngày cuối tháng tư, cùng với bộn bề công việc như triển khai đề án sản xuất vụ mùa, vụ đông, quy hoạch đầm bãi, ngăn chặn dịch bệnh của ngao, chăm sóc và bảo vệ lúa xuân..., Tiền Hải đã tổ chức triển khai công tác phòng chống lụt bão theo “phương châm 4 tại chỗ”. Các lực lượng, vật tư, hậu cần đều sẵn sàng. Công tác bảo vệ đê, kè, cống; công tác khơi thông dòng chảy; công tác khắc phục hậu quả cũng được cụ thể hoá. Bằng nhiều hình thức, biện pháp, huyện cũng đang đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến từng hộ gia đình để nâng cao ý thức trong công tác phòng chống bão, lụt nhằm khắc phục tư tưởng chủ quan lơ là của người dân, nhất là trong tình hình diễn biến thời tiết phức tạp, khó lường và phòng chống nước biển dâng.
Bài, ảnh: Phan Lợi
Tin cùng chuyên mục
- Biển đảo quê hươngMƠ VỀ ĐẢO NGỌC 21.08.2010 | 03:05 AM
- Những cá nhân tiêu biểu trong phong trào thi đua yêu nướcTrần Khánh Thu - Đi đầu các phong trào tình nguyện 17.08.2010 | 08:49 AM
- Thực hiện Nghị quyết 01 của Tỉnh ủyNghề và làng nghề ở Quốc Tuấn 26.08.2010 | 15:29 PM
- Thái ThuỵĐạo – Đời hoà hợp chung tay xây dựng quê hương . 01.09.2010 | 10:39 AM
- Las Vegas của phương Đông 26.05.2010 | 17:42 PM
- Hội Nông dân Quỳnh MinhThực hiện hiệu quả công tác dân số – KHHGĐ 16.09.2010 | 15:15 PM
- Kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội1000 năm và sức sống diệu kỳ của "Thiên đô chiếu" 01.09.2010 | 08:15 AM
- Kỷ niệm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2 - 9NGƯỜI ƯƠM MẦM CÁCH MẠNG TỪ QUẢNG CHÂU 22.08.2010 | 16:01 PM
- Công ty Môi trường và công trình đô thị Thái BìnhVì Thành Phố ngày càng xanh sạch đẹp 17.09.2010 | 08:10 AM
- Vũ Thư (Thái Bình)Năm giải pháp tiếp tục thực hiện nghị quyết 03 về công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình 27.08.2010 | 10:15 AM
Xem tin theo ngày
-
Đưa tỉnh Thái Bình trở thành trung tâm kết nối của vùng, khu vực và quốc tế
- 110 tập thể, cá nhân đủ điều kiện, tiêu chuẩn xét khen thưởng cấp nhà nước năm 2024
- Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh: Dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Kế tục xuất sắc sự nghiệp vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm quán triệt tinh thần các Nghị quyết của Bộ Chính trị
- Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW và Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị
- Xác định vai trò then chốt của khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trước yêu cầu phát triển đất nước
- Quyết liệt triển khai công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả
- Kiểm tra công tác chuẩn bị phương án bố trí nơi đặt trụ sở đơn vị hành chính cấp xã mới sau sắp xếp tại thành phố Thái Bình
- Đẩy mạnh ứng dụng, nhân rộng các giải pháp sáng tạo kỹ thuật trong sản xuất, đời sống xã hội