Thứ 7, 04/05/2024, 02:47[GMT+7]

Ấn Độ tích cực mua lại than của Australia bị tồn ở Trung Quốc

Thứ 7, 02/10/2021 | 11:18:51
1,222 lượt xem
Ấn Độ đang mua số than nhiệt của Australia nằm tồn tại các bến cảng Trung Quốc nhiều tháng nay, thêm phần phức tạp hoá cuộc chiến chống khủng hoảng năng lượng của Bắc Kinh.

Công nhân bốc dỡ than nhập khẩu tại một bến cảng ở tỉnh Giang Tô.

Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP) dẫn lời một số nguồn thạo tin về thương vụ trên các lô than vừa được gửi từ Australia đến Trung Quốc đang được giảm giá 12 - 15 USD/tấn và là một trong những loại than nhiệt rẻ nhất so với chất lượng của nó trên thị trường. Các nhân vật trên đề nghị ẩn danh vì họ không được phép trả lời báo giới.

Các nhà máy sản xuất xi măng và sắt xốp của Ấn Độ là nhóm khách hàng đang thu mua than nhiệt tồn đọng ở Trung Quốc để thu hẹp tình trạng thiếu hụt trong nước. Các công ty đã mua gần 2 triệu tấn than.

Diễn biến này phản ánh mức độ xấu đi trong mối quan hệ Trung Quốc-Australia. Bắc Kinh đang phải đối phó với cuộc khủng hoảng điện năng vốn được dự báo trở nên tồi tệ hơn khi mùa đông bắt đầu, song không hề động chạm đến lượng than của Australia do bất ổn địa chính trị.

Dự trữ than các nhà máy nhiệt điện chạy bằng than của Ấn Độ, nơi sản xuất gần 70% điện năng của cả nước, đang ở gần mức thấp nhất trong 4 năm. Công ty khai thác mỏ Coal India thuộc sở hữu nhà nước đang tìm kiếm nhiều nguồn cung cấp hơn.

Dữ liệu của chính phủ cho thấy hơn một nửa trong số 135 nhà máy nhiệt điện than của Ấn Độ có lượng dự trữ nhiên liệu dưới mức sử dụng cho 3 ngày, thiếu mạnh so với mức khuyến nghị ít nhất là hai tuần.

Các nhà xuất khẩu than lớn gần đây đã tăng giá lên mức cao nhất mọi thời đại. Giá than Newcastle của Australia, được coi là tiêu chuẩn của thị trường châu Á, đã tăng gần mức kỷ lục. Giá xuất khẩu của Indonesia cũng tăng 30% trong ba tháng qua.

Mối bất hòa giữa Trung Quốc, nước tiêu thụ và nhập khẩu than lớn nhất thế giới, và Australia đã khiến 70 tàu và 1.400 thuyền viên phải chờ đợi được bốc hàng bên ngoài các cảng của Trung Quốc hồi tháng 1. Hầu hết các tàu sau đó đã dỡ hàng hoặc chuyển hướng đến các điểm đến khác.

Theo baotintuc.vn