Chuyện về những người làm nghề “bạc như vôi”
Những ngày cuối năm, nhiều các cơ quan công sở, doanh nghiệp, trường học và gia đình hộ dân, nhà nào cũng thuê hoặc tự quét vôi, lăn sơn làm mới nhà cửa để chuẩn bị đón Tết Nguyên đán. Sau khi khoác lên mình tấm áo mới, ai cũng thấy ngôi nhà trở nên đẹp và khang trang hơn. Nhưng ít ai biết được cuộc sống của những người làm nghề sơn tường và quét vôi - cái nghề mà lâu nay người ta vẫn gọi là “nghề bạc như vôi” này như thế nào?
Chuyện trò vui vẻ với chúng tôi, nhưng khi đặt vấn đề viết báo, chị L ở thôn Hương Nhượng, xã Vũ Hội (Vũ Thư) ngại ngùng không muốn tiết lộ tên mình vì ngại với bạn bè. Cả hai vợ chồng chị làm nghề quét vôi, lăn sơn được hơn 10 năm nay. Chị L chia sẻ, cái nghề của chị cực nhọc lắm! Mùa đông giá rét hay mùa hè nóng như đổ lửa vào mặt cũng phải dấn thân mình ra làm. Ðể cho những bức tường nhẵn nhụi, sáng bóng, tươi mới, trước khi lăn sơn thì người thợ như vợ chồng chị phải làm công đoạn bả ma-tít rồi dùng giấy ráp đánh mài vào tường cho nhẵn - gọi là “đánh đá”. Quá trình đánh đá này rất bụi, bụi bám vào bất cứ chỗ nào trên cơ thể nếu hở ra. Dù có đeo khẩu trang nhưng hai lỗ mũi vẫn bám bụi trắng. Nước mũi hay nước bọt trong cổ họng khi nhủ ra thì có màu trắng đục như vôi. Chị L nói: “Như thế cũng chả sao! Cái mà chúng tôi lo là an toàn khi lao động cơ. Quét vôi cho những nhà cao tầng, phải buộc mình vào cái dây thừng, quét từ trên cao xuống, vừa quét vừa nới dây xuống mới sợ. Nói dại, nhỡ sơ sẩy bị ngã hay đứt dây… chỉ có đường chết!”
Ở thôn Hương Nhượng xã Vũ Hội có tới 1/5 số hộ gia đình làm nghề quét vôi ve, lăn sơn như vợ chồng chị L. Dù nguy hiểm vậy nhưng chả ai bỏ nghề. Ðơn giản là vì họ đều đã ở cái tuổi ngoại tứ tuần, chả có học hành và biết nghề nghiệp nào khác. Có những người mới vào nghề nhưng cũng có người gắn bó tới 15 năm, thậm chí là nghề cha truyền con nối. Người có nhiều việc, người ít việc song họ đều có một điểm chung là kinh tế bình thường, không có nhà nào khá, giàu. Với giá trên thị trường hiện nay, tiền công của một thợ lăn sơn là 7000 đồng/1mét vuông, tường bao gồm cả bả ma-tít, mài nhẵn, sơn lót và sơn màu. Nếu có nhiều việc và công trình dễ làm thì mỗi người thợ cũng thu nhập khoảng 3 triệu đồng/tháng. Những ngày không có việc, nghỉ ở nhà thì coi như “treo niêu” nghĩa là không có thu nhập. Có đều việc như vợ chồng chị L vậy mà cũng chỉ đủ ăn và tiết kiệm lắm mới dành dụm được chút ít gọi là bù cặp để nuôi 2 đứa con học đại học, còn lại phải vay ngân hàng chính sách.
Còn với ông Trịnh Văn Nhiễu một thợ quét vôi có tiếng giỏi ở thôn Ngũ Lão, xã Hòa Bình (Vũ Thư) với thâm niên trong nghề hơn chục năm cho biết: “Trước đây các cơ quan nhà nước, trường học và nhà dân xây thấp chỉ cần 1cái thang là có thể quét được toàn bộ ngôi nhà. Bây giờ kinh tế khá, nhiều nhà cứ “xây cho nhà cao, cao, cao mãi” thì cánh quét vôi chúng tôi khổ lắm. Phải nối 2 đến 3 cái thang để quét tầng cao và đứng chùn chân, bại cả lưng. Vào những ngày rét như cuối năm này, càng lên cao gió càng mạnh thì không chỉ tê tái chân tay mà còn rét thâm môi, lạnh cứng cả miệng. Ðược đồng công cũng lao tâm khổ tứ lắm!”.
Lân la đến các công trình mới xây dựng xong, trò chuyện với những người thợ quét vôi, ve hay đang lăn sơn và quan sát họ. Tất cả đều rất chịu khó, kiên trì, tỉ mỉ để làm đẹp cho những bức tường dù ở trong hay bên ngoài ngôi nhà. Quần, áo họ từ đầu đến chân bị lấm lem bụi vôi và những giọt sơn vương vãi vào khi quét. Ðôi bàn tay lợt lạt vì ngấm nước vôi. Trong số hàng chục người thợ quét vôi hay lăn sơn mà tôi gặp gỡ thì đại đa số họ đều có một nỗi niềm: Vất vả là thế mà chẳng thể làm giàu được từ nghề. Và buồn hơn là cả năm đi làm đẹp cho thiên hạ; nhưng tết đến, xuân về, ngay chính nhà mình nhiều khi tường vẫn mốc meo vì nhiều năm không được quét vôi làm mới. Khi được hỏi tại sao? Câu trả lời duy nhất của họ là “Cuối năm có nhiều việc, phải tranh thủ mọi thời gian, cố gắng đi làm kiếm thêm ít tiền để lo cho con cái đón Tết tươm tất một chút…”
Bài, ảnh: Hà Thanh
(Ðài Phát thanh Vũ Thư)
Tin cùng chuyên mục
- Biển đảo quê hươngMƠ VỀ ĐẢO NGỌC 21.08.2010 | 03:05 AM
- Những cá nhân tiêu biểu trong phong trào thi đua yêu nướcTrần Khánh Thu - Đi đầu các phong trào tình nguyện 17.08.2010 | 08:49 AM
- Thực hiện Nghị quyết 01 của Tỉnh ủyNghề và làng nghề ở Quốc Tuấn 26.08.2010 | 15:29 PM
- Thái ThuỵĐạo – Đời hoà hợp chung tay xây dựng quê hương . 01.09.2010 | 10:39 AM
- Las Vegas của phương Đông 26.05.2010 | 17:42 PM
- Hội Nông dân Quỳnh MinhThực hiện hiệu quả công tác dân số – KHHGĐ 16.09.2010 | 15:15 PM
- Kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội1000 năm và sức sống diệu kỳ của "Thiên đô chiếu" 01.09.2010 | 08:15 AM
- Kỷ niệm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2 - 9NGƯỜI ƯƠM MẦM CÁCH MẠNG TỪ QUẢNG CHÂU 22.08.2010 | 16:01 PM
- Công ty Môi trường và công trình đô thị Thái BìnhVì Thành Phố ngày càng xanh sạch đẹp 17.09.2010 | 08:10 AM
- Vũ Thư (Thái Bình)Năm giải pháp tiếp tục thực hiện nghị quyết 03 về công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình 27.08.2010 | 10:15 AM
Xem tin theo ngày
-
Quyết liệt triển khai công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả
- Kiểm tra công tác chuẩn bị phương án bố trí nơi đặt trụ sở đơn vị hành chính cấp xã mới sau sắp xếp tại thành phố Thái Bình
- Đẩy mạnh ứng dụng, nhân rộng các giải pháp sáng tạo kỹ thuật trong sản xuất, đời sống xã hội
- Đối thoại với các doanh nghiệp tại khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố
- Tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh
- Thủ tướng Chính phủ làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Bình
- Khởi công dự án tuyến đường cao tốc CT.08, đoạn qua tỉnh Nam Định - Thái Bình và dự án khu công nghiệp Hưng Phú
- Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Động lực mới cho phát triển kinh tế
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh dâng hương tưởng niệm Nhà bác học Lê Quý Đôn
- Cả nước đã hỗ trợ xóa gần 209.000 nhà tạm, nhà dột nát