Bõ công lấn biển
Rừng ngập mặn ven biển xã Thụy Hải (Thái Thụy). Ảnh: Minh Đức
Để có được kết quả, anh Bốn và cả gia đình, họ hàng đã phải trải qua bao phen vất vả, thót tim. Cách đây 18 năm (năm 1992), anh Bốn mới 24 tuổi, xuất phát từ cảnh nghèo khó, không có công ăn việc làm, nhưng lại thích “làm ăn lớn”, được Nhà nước khuyến khích, anh đã dám vay tiền để quai đê lấn biển làm đầm.
Cái khó là cứ đắp lên lại bị xóa bằng đến 5 lần, 7 lượt. Số tiền anh Bốn vay của Nhà nước lúc khởi sự là 264 triệu - lúc ấy tương đương 70 - 80 cây vàng, chịu lãi suất từ 2,7 đến 3,1% một tháng. Lại nhờ hàng chục sổ lương của thân gia họ hàng thế chấp vay thêm hàng trăm triệu đồng nữa để quyết tâm thuê máy và nhân lực đắp bằng được 17,8 héc ta đầm - phía đông nam cửa Sông Hóa, thẳng hướng đông với xã Thụy Trường.
Nền đất biển chủ yếu là cát, lẫn với phù sa trên dưới 10%, rất khó lên cao và khó chống chọi với sóng biển. Nhưng với ý chí “lấn biển để đổi đời”, nhiều biện pháp như trồng cỏ, trồng cây sú vẹt lớn phía ngoài... cuối cùng con đê chu vi đầm dài 2600 mét, với 3 cống tháo nước ra vào đã được hình thành vào năm 1994. Lúc này anh Bốn chưa dám nghĩ đến việc nuôi con gì.
Bởi đương đầu với biển luôn có sóng vỗ, và thủy triều ra vào mạnh đến mức nhiều lần trôi tụt mất cả cống, không ai dại gì “ném tiền xuống biển để nước trôi đi”. Gia đình anh chỉ chắn lưới đáy lúc nước ra vào để hưởng nguồn lợi thủy sản từ “biển bạc” ban cho.
Năm 1996 bão ập vào Thái Bình , đầm của anh Bốn lại bị “xóa sổ”. Anh vẫn quyết tâm đắp đê lại từ đầu. Mãi tới khi dự án trồng cây lấn biển của Nhà nước - được Nhật Bản tài trợ kinh phí, những cây sú, cây vẹt, cây bần... mọc lên xanh tốt phía ngoài đầm để chắn sóng thay cho đê, anh Bốn mới nghĩ tới việc chủ động thả nuôi thủy sản trong đầm.
Nhưng biết nuôi con gì cho phù hợp với đất, với nước, với thời tiết khí hậu ở biển quê nhà? Việc nuôi không phải quyết định ngay từ đầu đã đúng. Phải nuôi thử! Thế là năm 1998, anh Bốn đi tận Đà Nẵng, Bình Định mua giống tôm sú về thả đầm, vào Thanh Hóa mua giống cua và mua cua của những người đánh bắt phía ngoài biển để có cua dễ thích nghi với môi trường đầm.
Nuôi thử, thấy cua có thể chịu được rét, tôm sú lớn rất nhanh (2 tháng đã đạt 4 - 5 hoa), nhưng nếu gặp rét đậm, rét hại, tôm nhỏ sẽ bị chết. Bởi thế, việc thả tôm giống xuống đầm phải tính toán né rét. Từ đầu thập kỷ này, đã thành kinh nghiệm, cứ qua ngày thanh minh là anh Bốn thả tôm giống, cua giống xuống đầm.
Không phải mất thức ăn, tôm cua ăn phù du từ nước biển đưa vào đầm nên rất chóng lớn. Đến tháng 5 âm lịch hằng năm là bắt đầu được thu hoạch. Thời gian thu hoạch đến cuối tháng 9 là cơ bản hết tôm cua trong đầm. Một đêm tháo cống chắn dưới đáy, bình quân thu được 400 đến 500kg tôm cua.
Năm 2005 là năm năng suất cao nhất (tôm sú chỉ 8 - 9 con đã đạt 1kg) nhưng mới thu hoạch được 1 nước (15 ngày) được hơn 100 triệu - vàng lúc này 750 nghìn 1 chỉ) thì cơn bão số 2 ập vào, đê bị vỡ nhiều đoạn, tôm cua “được ra biển tự do”. Anh Bốn lại són vó thót tim, phải củng cố lại chắc chắn hơn.
Từ 2006 đến nay, mỗi năm gia đình anh Bốn thu hoạch từ 7 đến 8 trăm triệu đồng. Hiện tại cua, và tôm sú loại to đều bán với giá 250 nghìn đồng 1kg. Loại nhỏ giá thấp hơn. Trừ chi phí mua giống, thuê người vớt cáu, dọn rêu, thuê người đánh bắt phân loại thủy sản, người bảo vệ, đóng góp làm từ thiện, ủng hộ các phong trào của địa phương một cách gương mẫu và tích cực... mỗi năm gia đình anh cũng còn thu được 4 đến 5 trăm triệu đồng.
Rừng cây ngoài biển giờ đã cao to, và vươn xa ra hơn 2km, làm cho anh Bốn vững tâm hơn. Anh đã xây được nhà mặt đường đàng hoàng rộng 200m2. Lại mua được nhiều lô đất mặt đường ở nhiều nơi.
Từ chỗ đói nghèo, không có công ăn việc làm, nhưng có quyết tâm lập nghiệp chính đáng, bền bỉ, mấy năm nay vợ chồng anh luôn mỉm cười khiêm tốn nói rằng: “Đã đến lúc bõ công lấn biển”.
NGUYỄN MAI SƠN
(Xã Thụy An - Thái Thụy)
Tin cùng chuyên mục
- Biển đảo quê hươngMƠ VỀ ĐẢO NGỌC 21.08.2010 | 03:05 AM
- Những cá nhân tiêu biểu trong phong trào thi đua yêu nướcTrần Khánh Thu - Đi đầu các phong trào tình nguyện 17.08.2010 | 08:49 AM
- Thực hiện Nghị quyết 01 của Tỉnh ủyNghề và làng nghề ở Quốc Tuấn 26.08.2010 | 15:29 PM
- Thái ThuỵĐạo – Đời hoà hợp chung tay xây dựng quê hương . 01.09.2010 | 10:39 AM
- Las Vegas của phương Đông 26.05.2010 | 17:42 PM
- Hội Nông dân Quỳnh MinhThực hiện hiệu quả công tác dân số – KHHGĐ 16.09.2010 | 15:15 PM
- Kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội1000 năm và sức sống diệu kỳ của "Thiên đô chiếu" 01.09.2010 | 08:15 AM
- Kỷ niệm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2 - 9NGƯỜI ƯƠM MẦM CÁCH MẠNG TỪ QUẢNG CHÂU 22.08.2010 | 16:01 PM
- Công ty Môi trường và công trình đô thị Thái BìnhVì Thành Phố ngày càng xanh sạch đẹp 17.09.2010 | 08:10 AM
- Vũ Thư (Thái Bình)Năm giải pháp tiếp tục thực hiện nghị quyết 03 về công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình 27.08.2010 | 10:15 AM
Xem tin theo ngày
-
Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW và Nghị quyết số 68-NQ/TW
- Xác định vai trò then chốt của khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trước yêu cầu phát triển đất nước
- Quyết liệt triển khai công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả
- Kiểm tra công tác chuẩn bị phương án bố trí nơi đặt trụ sở đơn vị hành chính cấp xã mới sau sắp xếp tại thành phố Thái Bình
- Đẩy mạnh ứng dụng, nhân rộng các giải pháp sáng tạo kỹ thuật trong sản xuất, đời sống xã hội
- Đối thoại với các doanh nghiệp tại khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố
- Tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh
- Thủ tướng Chính phủ làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Bình
- Khởi công dự án tuyến đường cao tốc CT.08, đoạn qua tỉnh Nam Định - Thái Bình và dự án khu công nghiệp Hưng Phú
- Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Động lực mới cho phát triển kinh tế